Công nghệ

Ứng du ngj công nghệ AI trong quản lý nhà nước

N.M 12/09/2023 - 11:35

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) sẽ ứng dụng công nghệ AI trong quản lý nhà nước để tăng năng suất; đồng thời các tỉnh sẽ thành lập trung tâm Chuyển đổi số (CĐS) để thúc đẩy nhanh CĐS đi vào cuộc sống.

Ngày 11/9, tại Hội nghị trực tuyến giao ban quản lý Nhà nước quý III/2023 với 63 Sở TTTT, Bộ TTTT và các Sở TTTT nhận diện một số vấn đề còn tồn tại cần giải quyết, trong đó có một số vấn đề còn tồn tại của lĩnh vực bưu chính.

giaobanbotttt1110923.jpg
Quang cảnh hội nghị

Tại Lạng Sơn, theo Sở TTTT, vấn đề nổi cộm là buôn lậu qua đường bưu chính. Một số Sở TTTT như Nam Định, Quảng Ngãi nêu số doanh nghiệp (DN) bưu chính được cấp phép nhiều mà địa phương chưa nắm rõ hết…

Với vấn đề tồn tại, nổi cộm của lĩnh vực bưu chính, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo trong tháng 10/2023 cần thanh tra sớm một số địa bàn trọng điểm để có hướng xử lý cho hoạt động lĩnh vực bưu chính. Đồng thời, xem xét công cụ số để địa phương nắm bắt được các DN bưu chính hoạt động tại địa phương.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng đã chỉ đạo các lĩnh vực khác của ngành TTTT cũng cần nhận diện đúng vấn đề còn nổi cộm, tồn tại kéo dài để tháo gỡ dứt điểm.

Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh 5 nội dung cần tập trung trong quản lý Nhà nước thời gian tới. Trước hết, Bộ sẽ hướng dẫn các Sở TTTT những công việc, cách làm, thời hạn hoàn thành những vấn đề chung cho toàn quốc, các tỉnh. Chỉ có như vậy, công việc mới chạy được. Bộ chỉ tuyên bố chủ trương, đường lối và hướng dẫn cơ sở triển khai để công việc đi vào cuộc sống.

Trong tháng 9/2023, Bộ TTTT sẽ ban hành hướng dẫn triển khai lĩnh vực CĐS. Bản cẩm nang CĐS được Bộ TTTT phê duyệt, các lĩnh vực khác như viễn thông, báo chí, an toàn thông tin mạng cũng sẽ thực hiện các cẩm nang hướng dẫn... Lãnh đạo Bộ, các Cục, Vụ thuộc các lĩnh vực của ngành chủ động triển khai.

Chẳng hạn về phổ cập smartphone, Bộ TTTT ra quyết định tháng 9/2024 tắt sóng 2G. Bộ ra chủ trương và hướng dẫn chiếm 70% công việc, các địa phương thực hiện 30% công việc còn lại. Có nhiều nội dung thuộc thẩm quyền, thuộc về tri thức của Bộ TTTT thì Bộ phải làm.

"Các đơn vị của Bộ phải đi cơ sở khi đã có vấn đề muốn tìm hiểu và để tìm cách giải quyết vấn đề đó, kể cả một số DN lớn như Bưu điện Việt Nam đến cấp huyện, xã cũng tăng cường đi cơ sở. Đi khảo sát để giải quyết vấn đề”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ đạo cần thành lập 1 trung tâm CĐS ở các tỉnh, nơi tập hợp những giải pháp, ứng dụng CĐS của các DN. Các tỉnh nên dành ra một không gian và Sở TTTT quản lý.

Trung tâm CĐS là nơi thể hiện các lời giải, các việc phải làm, cách làm giống như cẩm nang hướng dẫn sắp tới Bộ TTTT sẽ ban hành. Trung tâm CĐS chỉ cần không gian khoảng 30 - 40m2 để các DN trung ương, địa phương giới thiệu các giải pháp ở đây. Bộ TTTT sẽ giúp cho các tỉnh hình thành một trung tâm CĐS mẫu.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng yêu cầu sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để tăng năng suất lao động, giảm những công việc lặp đi lặp lại để, qua đó không phải tăng nhân lực, thậm chí giảm nhân lực trong khi công việc tăng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ứng dụng công nghệ AI trong quản lý nhà nước lĩnh vực thông tin truyền thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO