Trao đổi nghiệp vụ

Thẩm quyền của Tòa án trong vụ án dân sự có yêu cầu hủy GCNQSDĐ được xác định ra sao?

Văn Kỳ 08/06/2023 09:00

Hỏi: Trường hợp trong vụ án dân sự về tranh chấp quyền sử dụng đất có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) hoặc Tòa án xét thấy cần phải hủy GCNQSDĐ thì thẩm quyền được xác định như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 4, Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1, Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật Tố tụng hành chính về thẩm quyền của TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh”.

rknds2021_1-1-(1).png
Thẩm quyền hủy GCNQSDĐ trong vụ án tranh chấp đất đi tùy theo hồ sơ để xác định. Ảnh minh họa

Theo khoản 1, Điều 31 Luật Tố tụng hành chính quy định, Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

“1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện”.

Theo khoản 4, Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định, tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây: “4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án”.

Theo điểm 7, Mục IV Công văn số 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 của TANDTC hướng dẫn: “… Trường hợp đương sự khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, không yêu cầu hủy GGCNQSDĐ; căn cứ quy định tại khoản 5, Điều 26 và khoản 1, Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự 215 thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện.

Trường hợp đương sự yêu cầu chia di sản thừa kế đồng thời yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; căn cứ Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh”.

Theo các quy định của pháp luật và hướng dẫn mới nhất của TANDTC nêu trên thì việc giải quyết tranh chấp QSDĐ có yêu cầu hủy GCNQSDĐ hoặc Tòa án xét thấy cần phải hủy GCNQSDĐ thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.

Tại mục II, Công văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của TANDTC giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự có hướng dẫn: “Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức:

“1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, li ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.

2. Quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đi với một hoặc một sđối tượng cụ th. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.

3. Khi xem xét hủy quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Cơ quan, tổ chức, ngưi có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy.

4. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh.

Theo quy định nêu trên thì chỉ có những văn bản là quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết mới bị Tòa án xem xét hủy (những văn bản không phải là quyết định hành chính cá biệt thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều này).

Khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức thì Tòa án phải xem xét, đánh giá về tính hợp pháp của quyết định cá biệt đó.

Trường hợp quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và phải hủy quyết định đó mới bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự mà việc hủy quyết định đó không làm thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự thì Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự tiếp tục giải quyết và xem xét hủy quyết định đó.

Trường hợp việc xem xét hủy quyết định đó dẫn đến thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của TAND cấp tỉnh thì TAND cấp huyện đang thụ lý giải quyết vụ việc dân sự phải chuyển vụ việc cho TAND cấp tỉnh giải quyết và xem xét hủy quyết định đó.

Trường hợp khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt nhưng không cần thiết phải hủy quyết định cá biệt đó và việc không hủy quyết định đó vẫn đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự thì Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự tiếp tục giải quyết.

Như vậy, nội dung hướng dẫn nêu trên vẫn khẳng định nguyên tắc chung là phải xác định thẩm quyền giải quyết theo đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (khoản 4 Điều 34) và Luật tố tụng hành chính (khoản 1, Điều 31, khoản 4, Điều 32).

Về thời hiệu, theo Luật tố tụng thì thời hiệu khởi kiện là 1 năm, tuy nhiên, đối với GCNQSDĐ bị xác định là cấp trái pháp luật, buộc phải hủy thì Tòa án không áp dụng thời hiệu khi giải quyết, căn cứ theo Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2014.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thẩm quyền của Tòa án trong vụ án dân sự có yêu cầu hủy GCNQSDĐ được xác định ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO