Nhà đất

Đón dòng vốn FDI, bất động sản công nghiệp Việt Nam 2023 sẽ bứt phá?

Vân Anh (tổng hợp) 25/08/2023 - 06:25

Với lượng vốn FDI gia tăng, nhu cầu bật tăng công nghiệp bật tăng. Báo cáo quý 2/2023 của Bộ Xây dựng cho biết, nhu cầu thuê nhà xưởng khu công nghiệp trong quý vẫn duy trì ổn định và tăng nhẹ ở một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng do ký kết hợp đồng với nhiều đối tác nước ngoài trong giai đoạn đầu năm 2023.

Tại Diễn đàn Bất động sản (BĐS) công nghiệp Việt Nam (VIPF) lần thứ 3 năm 2023 , Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực hiện nay có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường và khó dự báo. Dù có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam vẫn được xem là điểm sáng trên bản đồ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

bokhdt.jpg
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại diễn đàn.

Cụ thể, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nêu, Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đạt kết quả tăng trưởng tích cực trong bối cảnh khó khăn. Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 732 tỷ USD, tăng 9,5%; xuất siêu trên 11 tỷ USD; quy mô nền kinh tế đạt 409 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người đạt mức trên 4.100 USD.

Với kết quả đạt được, vị thế quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Chúng ta tham gia và triển khai thực hiện hiệu quả 16 Hiệp định FTA đã ký, trong đó có các FTA thế hệ mới với các cam kết sâu rộng và toàn diện như CPTPP, RCEP và EVFTA... Bên cạnh đó, Việt Nam được xếp vào nhóm 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới với sự hiện diện của nhà đầu tư đến từ 143 quốc gia và vùng lãnh thổ, với gần 38.000 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 452 tỷ USD.

Về thị trường BĐS công nghiệp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trên cả nước đã hình thành hệ thống hơn 400 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 128.000 ha, tổng diện tích đất công nghiệp đạt trên 86.000 ha. Các khu công nghiệp được hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhà xưởng và chất lượng quốc tế, nghiên cứu thí điểm một số cụm liên kết ngành nhằm hình thành mạng sản xuất, chuỗi cung ứng và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, hiện nay, Chính phủ đã ban hành Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược với rất nhiều mục tiêu, tiếp tục mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng toàn diện và sức cạnh tranh của nền kinh tế... Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu đề xuất dự thảo Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để trình cấp có thẩm quyền xem xét, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch để BĐS công nghiệp phát triển.

Trong khi đó, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 7/2023, FDI vào Việt Nam đạt 13,43 tỷ USD; trong đó, lĩnh vực bất động sản thu hút được 1,53 tỷ USD - giữ vị trí thứ 3 trong các ngành, lĩnh vực.

Riêng trong tháng 8/2023, Việt Nam đã đón nhận dự án 165 triệu USD. Đó là dự án Nhà máy Innovation Precision tại VSIP Nghệ An, do Green-wich Management Limited (Trung Quốc) đầu tư xây dựng. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2024.

Với lượng vốn FDI gia tăng, nhu cầu BĐS công nghiệp bật tăng. Báo cáo quý 2/2023 của Bộ Xây dựng cho biết, nhu cầu thuê nhà xưởng khu công nghiệp trong quý vẫn duy trì ổn định và tăng nhẹ ở một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng do ký kết hợp đồng với nhiều đối tác nước ngoài trong giai đoạn đầu năm 2023.

bokhdtu2.jpg
Ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C phát biểu tại diễn đàn.

Đáng chú ý, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp hiện hữu trên địa bàn cả nước đạt khoảng 80% tại khu vực phía Bắc và trên 85% tại khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, giá cho thuê đất bình quân cho cả chu kỳ thuê tại các khu công nghiệp trong quý 2/2023 cơ bản ổn định so với quý trước và tăng khoảng 5 - 7% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C nhận định: "Theo thời gian, sẽ có nhiều nhà đầu tư muốn đến Việt Nam để đầu tư vì những lý do sau. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những tiêu chuẩn mới cho các khu công nghiệp, nhất là cam kết về giảm khí thải carbon. Theo đó, Việt Nam có thể tiến xa hơn nữa trong thời gian tới vì những cam kết này đang dẫn dắt những đầu tư mới đến Việt Nam. Thứ hai, Việt Nam đang thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu. Đây là thuận lợi để Việt Nam thu hút nhà đầu tư mới. Ngoài thuế, Việt Nam còn còn có lợi thế về nhân lực, điện…”.

Nhờ vào các lợi thế về nền kinh tế định hướng xuất khẩu với nhiều chính sách hỗ trợ, vị trí địa lý chiến lược cùng với chi phí vận hành ưu đãi… thị trường Việt Nam được các chuyên gia đánh giá vẫn là điểm đến được các nhà đầu tư cân nhắc và lựa chọn, nơi lý tưởng để rót vốn đầu tư.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đón dòng vốn FDI, bất động sản công nghiệp Việt Nam 2023 sẽ bứt phá?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO