Trao đổi nghiệp vụ

Cần chế tài mạnh để thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự

Hải Long 24/03/2024 - 15:14

Có tình trạng né tránh bằng nhiều hình thức như: Đi học các trường trong nước, du học nước ngoài, đi du lịch, xuất khẩu lao động… đến khi trở về địa phương thì hết tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, gây khó khăn trong việc gọi công dân nhập ngũ.

Gửi kiến nghị tới Bộ Quốc phòng, cử tri tỉnh An Giang đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 theo hướng quy định công dân khi đã tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng thì phải thi hành nghĩa vụ quân sự, được bảo lưu việc học tập. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ thì tiếp tục tham gia chương trình học tập đã bảo lưu.

Trả lời kiến nghị này, Bộ Quốc phòng cho biết, Luật Nghĩa vụ quân sự tạo điều kiện cho công dân được hoãn gọi nhập ngũ để tập trung học tập trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Độ tuổi phục vụ tại ngũ của các công dân thuộc diện tạm hoãn kể trên cũng được kéo dài hơn để công dân có cơ hội được thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, góp phần bảo đảm công bằng xã hội trong lĩnh vực nghĩa vụ quân sự.

quan-su.png

Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 còn chưa nghiêm khắc và không có tính răn đe cao nên rất nhiều thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ còn trốn tránh, lách luật mà chính quyền cơ sở không có biện pháp bắt buộc họ thực hiện. Cử tri địa phương này đề nghị cần nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung luật có chế tài nghiêm khắc, chặt chẽ để buộc các công dân tự giác thực hiện.

Trả lời các kiến nghị nêu trên của cử tri, Bộ Quốc phòng cho biết, Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015, cùng với ới các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn Luật được ban hành đã tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về NVQS.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Luật đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, khó khăn trong tổ chức thực hiện, như: Việc đăng ký, quản lý NVQS đối với công dân trong độ tuổi nhập ngũ, nhất là số sinh viên sau khi học xong cao đẳng, đại học; công dân đi khỏi nơi cư trú, làm việc, học tập, vắng mặt dài ngày tại địa phương; công dân đi học tập, lao động tại nước ngoài, song thiếu chế tài quản lý và chưa được xử lý triệt để, dẫn đến sót lọt nguồn công dân sẵn sàng nhập ngũ, tạo kẽ hở để một số công dân lợi dụng trốn tránh thực hiện NVQS gây dư luận không tốt trong xã hội.

Bộ Quốc phòng cũng cho rằng, quân đội đang xây dựng theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước tiến lên hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Một trong những giải pháp đạt được mục tiêu này là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ. Do đó, việc tuyển chọn và gọi nhập ngũ có trình độ chuyên môn cao, nhất là công dân có trình độ đại học, cao đẳng là cần thiết và phù hợp với yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Cần chế tài mạnh để thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO