Sự kiện nổi bật
giá xăng
bóng đá
năng lượng tái tạo
lịch nghỉ Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán
AFF cup
Tìm kiếm

Mắc liên cầu khuẩn lợn dù không ăn tiết canh

Người đàn ông 51 tuổi không ăn lòng, tiết canh hay tham gia giết mổ lợn nhưng 2 tuần trước bỗng sốt cao, đau đầu. Các bác sĩ chẩn đoán ông nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Ngày 13/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, vừa ghi nhận thêm một trường hợp mắc liên cầu lợn. Đây là ca nhiễm liên cầu lợn thứ hai từ đầu năm tới nay.

Cụ thể, bệnh nhân là nam (51 tuổi, ở xã Đông Yên, huyện Quốc Oai) có biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, tự điều trị tại nhà không đỡ. Sau 4 ngày, tình trạng đau đầu của bệnh nhân nặng lên kèm theo ý thức lơ mơ, kích thích.

Mắc liên cầu khuẩn lợn dù không ăn tiết canh
Biểu hiện bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Bệnh nhân được người nhà đưa vào điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và có kết quả dương tính với vi khuẩn Streptococcus suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn). Đây là bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Đáng lưu ý, khai thác tiền sử bệnh nhân cho thấy ông không ăn lòng lợn, tiết canh cũng như giết mổ lợn trước đó.

Trường hợp mắc liên cầu khuẩn trước đó ở Hà Nội là người đàn ông ở quận Hà Đông, làm nghề bán tiết canh lòng lợn. Ông xác định nhiễm bệnh hồi tháng 2. Năm 2022, Hà Nội ghi nhận 4 ca, trong khi năm 2021 chỉ có 1 ca. 

Ngoài Hà Nội, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) hôm 8/3 cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn quốc ghi nhận một số trường hợp mắc liên cầu khuẩn tại một số địa phương khác.

Liên cầu khuẩn lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người, chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người. Hầu hết các ca bệnh liên cầu khuẩn lợn đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa nấu chín như nem chạo, nem chua… Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân không ăn tiết canh, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh. Nguyên nhân là do ăn thịt lợn nhiễm bệnh nhưng chế biến còn tái sống, tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến thực phẩm.

Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì thế, để phòng bệnh, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay, nên đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống; rửa tay sạch sau khi chế biến thịt.

Mắc liên cầu lợn, bệnh nhân có thể gặp biểu hiện, bệnh cảnh viêm màng não như: Sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hoá: sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiệu của viêm màng não.

Trường hợp nặng, bệnh nhân bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong.

Chí Tâm

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

Bài viết cùng chuyên mục

Bé gái 12 tuổi nguy kịch vì vi khuẩn lao "tấn công"

Bệnh nhân suy hô hấp nặng, sốc nhiễm khuẩn, phải hỗ trợ thở máy xâm lấn, chống sốc, kháng sinh.

Bộ Y tế đề xuất mua dự trữ, chủ động sản xuất thuốc hiếm

Bộ Y tế cho biết, tới đây cơ quan này sẽ có cơ chế để các cơ sở khám chữa bệnh có thể mua sắm, dự trữ một số thuốc hiếm, chấp nhận hủy bỏ khi hết hạn.

7.000 hồ sơ cấp phép trang thiết bị tồn đọng: Bộ Y tế nói gì?

Liên quan đến việc khoảng 7.000 hồ sơ cấp phép trang thiết bị y tế đang tồn đọng, nhiều hồ sơ đã nộp từ rất lâu chưa được xét, đại diện Bộ Y tế đã chỉ rõ nguyên nhân tồn đọng.

4 cuộc đời hồi sinh từ ca hiến tạng thứ 100 tại Bệnh viện Việt Đức

Nam thanh niên 32 tuổi ở Bắc Giang là người chết não hiến tạng thứ 100 tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Từ 100 người chết não hiến tạng, bệnh viện đã ghép tim 50 trường hợp, 157 ca ghép thận, 6 ca ghép ...

Cần Thơ: Tăng cường giám sát, phòng chống dịch bệnh Marburg

Marburg (Mác–bớc) là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50%, có thể lên 80%. Đây là loại virus lây truyền từ động vật sang người.

37 công nhân nhiễm độc methanol, 1 người tử vong

Bệnh viện Bạch Mai thông tin, tính đến ngày 13/3 đã có 37 công nhân làm việc tại một công ty ở tỉnh Bắc Ninh bị nhiễm độc methanol, trong đó 1người tử vong.

Cô gái tử vong vì bệnh dại sau 18 tháng bị chó cắn

Cô gái 23 tuổi xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường và tử vong với kết quả dương tính với virus gây bệnh dại. Trước đó 18 tháng, người này bị chó cắn nhưng không được tiêm phòng dại.

Trẻ mắc bệnh do virus hợp bào hô hấp gia tăng

Hiện số ca mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) phát hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang có xu hướng gia tăng và diễn biến nặng ở nhóm trẻ nhỏ và có bệnh lý nền.

Ăn quả rụng ở sân trường, 11 học sinh phải đi cấp cứu

Sau khi ăn quả cây ngô đồng rụng xuống sân trường, 11 em học sinh lớp 6 ở Hà Tĩnh bị ngộ độc, phải vào Trung tâm y tế huyện để điều trị.

Thu hồi lô thuốc giảm đau, trị thoái hóa, viêm khớp

Ngày 10/3, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu thu hồi lô thuốc viên nang cứng Locobile-200 tác dụng giảm đau và điều trị các bệnh về khớp, do kém chất lượng.