Tiễn ông Táo một cách văn minh, chỉ thả cá, không thả bao ni lông
Sáng nay 17/1 (nhằm ngày 23 tháng Chạp), theo phong tục truyền thống, nhiều người dân đi thả cá chép, tiễn ông Táo về trời. Tại TPHCM, người dân đổ về các kênh để thả cá. Năm nay, ý thức bảo vệ môi trường cũng được cải thiện rất nhiều, qua việc người dân chỉ thả cá, không thả bao ni lông.
Người dân đến Kênh Nhiêu Lộc thả cá
Tại khu vực Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, ngay từ sáng sớm, nhiều người dân đã tranh thủ đến để thả cá chép, tiễn ông Táo về trời. Khác với mọi năm, ý thức người dân được nâng cao hơn hẳn, đa số người dân sau khi thả cá chép đều mang bao ni lông bỏ vào thùng rác, một số khác mang theo các dụng cụ như thau, bát để thả cá. Sau nhiều tiếng đồng hồ, khu vực này vẫn sạch sẽ, không có bao ni lông bị vứt lại.
Chị Nguyễn Thị Thanh (quận Tân Bình) cũng tranh thủ sáng sớm ra thả cá chép, chị cho biết năm nào gia đình chị cũng ra Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thả cá chép để cầu phúc lộc.
Người dân thả cá, không thả bao ni lông
Vì sợ cá chết nên người đàn ông này xuống sát mặt nước để thả
Gia đình anh Phan Văn Tha (Quận 12) cũng có mặt tại Kênh Thị Nghè từ sớm. “3 năm trở lại đây, gia đình tôi đều ra đây thả cá nhưng năm nay lại quên mang dây thả nên cũng sợ cá bị chết”, anh Tha nói.
Thả cá chép, tiển ông Táo về trời
Ngoài mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thì thả cá chép từ lâu đời đã trở thành phong tục truyền thống của người dân Việt Nam. Nhiều người khi đi thả cá cũng khá cẩn thận, chọn vị trí gần mặt nước để thả, không để cá rơi từ trên cao xuống.
Thả cá văn minh
Cũng trong sáng nay, tại khu vực chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) và nhiều địa điểm khác, người dân cũng có mặt để thả cá chép, tiễn ông Táo về trời.
Nhận xét
Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.