Đái tháo đường, căn bệnh nghệ sĩ Chánh Tín mắc suốt hơn chục năm qua nguy hiểm mức nào?

MrBO (TH)| 04/01/2020 21:34

Ít ai biết rằng suốt hơn chục năm qua, nghệ sĩ Chánh Tín phải mang trong mình căn bệnh đái tháo đường.

Sáng ngày 4/1, NSƯT Nguyễn Chánh Tín đã qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 68 tuổi. Theo lời kể của ca sĩ Bích Trâm – vợ nghệ sĩ Chánh Tín cho biết ông mắc cảm cúm nhẹ và sức khỏe yếu dần từ mấy ngày trước. Ngoài việc sức khỏe suy yếu vài ngày nay, nam nghệ sĩ còn mắc phải căn bệnh đái tháo đường suốt hơn chục năm qua.

Đái tháo đường (hay Tiểu đường, Đái đường) là một bệnh chuyển hoá, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn chất insulin (hormon của tuyến tuỵ) trong máu. Đây là một loại bệnh rất hay gặp (ĐTĐ chiếm tỉ lệ tới 60 - 70% các bệnh về nội tiết nói chung) và gây nhiều biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, bệnh ĐTĐ biểu hiện bằng sự rối loạn chuyển hoá glucose, nồng độ glucose trong máu ngày càng tăng và xuất hiện glucose trong nước tiểu. Cũng chính vì lý do này mà người ta lấy tên của triệu chứng điển hình này để đặt tên cho bệnh.

dai-thao-duong-41-3-ngoisao.vn-w660-h440 0

Nghệ sĩ Chánh Tín mắc đái tháo đường hơn chục năm nay

Căn bệnh đe dọa sức khỏe và tính mạnh cả triệu người

Tại Việt Nam theo thống kê của Bệnh viện Nội tiết trung ương và Viện Đái tháo đường Việt Nam thì có tới 3,5 triệu dân số mang theo bệnh này. Điều đặc biệt, hiện nay có tới 60% người bị đái tháo đường không biết mình mang bệnh.

Đái tháo đường gây biến chứng toàn thân nhất là biến chứng mù loà, bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận mãn tính, biến chứng thần kinh khiến người bệnh phải cắt cụt chi.

Đặc biệt là biến chứng của đái tháo đường gây ra tử vong cho hàng triệu người. Ước tính cứ 8 giây trôi qua trên thế giới có 1 người tử vong do đái tháo đường, 30 giây có 1 người bị cắt cụt chân do đái tháo đường gây ra, 5 phút lại có người bị biến cố tim mạch do đái tháo đường như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Điều báo động nhất đái tháo đường đang trở thành bệnh của giới trẻ. Trước đây chủ yếu người bệnh mắc phải ở tuổi già thì hiện nay ngay cả thanh niên cũng bị đái tháo đường. Trước bệnh chỉ ở thành phố là nhiều thì ở cả nông thôn đái tháo đường cũng gia tăng chóng mặt. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng bệnh đái tháo đường gia tăng và trẻ hoá là do chế độ ăn uống, vận động không hợp lý của lối sống hiện đại, bên cạnh có một phần của yếu tố di truyền.

Biểu hiện nhận biết mắc đái tháo đường

• Liên tục khát nước.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Sụt cân bất thường.

Đói và mệt mỏi.

Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm.

Thị lực yếu đi.

Vết thương chậm lành.

Chân tay bị tê hoặc ngứa rân rân như kiến bò.

Trong một vài trường hợp, dù cơ thể bạn chưa có biểu hiện bất thường nào, bạn vẫn có thể bị bệnh tiểu đường.

Phòng tránh bệnh đái tháo đường như thế nào?

Chế độ ăn uống lành mạnh

Theo Chương trình Giáo dục Đái tháo đường Quốc gia, những người thừa cân mà giảm được 5-7% trọng lượng cơ thể của họ có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái đường.

Bước đầu tiên trong việc giảm cân hoặc duy trì trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường là ăn uống lành mạnh. Điều này bao gồm tránh các loại thực phẩm giàu chất béo và cholesterol không tốt, lựa chọn thực phẩm tươi và carbohydrate nguyên hạt. Tránh các loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn.

Việc kiểm soát khẩu phần thường là một khía cạnh quan trọng trong việc ăn uống lành mạnh. Ví dụ, một phần ăn thịt hoặc cá đại khái nên có kích thước của một bộ bài. Tuy nhiên, hầu hết người Mỹ ăn lượng thức ăn lớn đáng kể. Bằng cách hạn chế những phần quá mức, người ta có thể cắt giảm lượng calo để giúp giảm cân.

dai-thao-duong-41-1-ngoisao.vn-w768-h409 2

Chế độ ăn uống lành mạnh phòng chống bệnh đái tháo đường

Tập thể dục

Tập thể dục là phần thứ hai của kế hoạch giảm cân cho những người cố gắng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường. Tham gia hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần có thể hữu ích. Tuy nhiên, những người hiện không tập thể dục có thể cần phải bắt đầu với khoảng thời gian tập nhỏ hơn. Ví dụ như ba buổi tập thể dục 10 phút mỗi ngày.

Tập thể dục không phải cứ gắng sức mới có hiệu quả. Hoạt động thể lực mức độ vừa phải hoặc thấp là có thể giúp giảm cân. Nếu hoạt động thể chất làm tăng co bóp tim, nó có thể có hiệu quả trong phòng chống bệnh đái tháo đường.

Làm gì khi mắc đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh mãn tính và không bao giờ khỏi được. Nhiều người khi phát hiện đái tháo đường được một thời gian nghĩ bệnh của mình đã khỏi do đường huyết ổn định và bỏ bẵng đến khi bệnh gây biến chứng suy đa phủ tạng thì không thể cứu được nữa.

Khi bị đái tháo đường, với người đường huyết cao bác sĩ chỉ định tiêm insulin. Sau đó người bệnh phải tuân theo chế độ chữa bệnh ngặt nghèo. Không cần ăn quá kiêng khem, không ăn vặt nhưng vẫn phải đảm bảo đủ 4 chất chính cân bằng được đường huyết. Các bác sĩ thường lên thực được rất kỹ cho người đái tháo đường.

Bắt buộc phải có vận động để giảm đường huyết. Khi bị đái tháo đường lâu năm nhiều người thường bị biến chứng thần kinh tê bì chân tay, biến chứng loét da, nhiễm trùng, biến chứng về mắt, về thận. Chính vì thế, để kiểm soát biến chứng người bệnh phải thăm khám 3 tháng/lần.

Đái tháo đường không có dấu hiệu rõ ràng. Nhiều người nghĩ rằng phải đi tiểu ra đường, kiến bu mới là đái tháo đường là quan niệm sai lầm, khi đó bệnh đã ở giai đoạn trễ. Bình thường, các dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường mờ nhạt hơn nhưng nếu chú ý tới cơ thể vẫn nhận biết sớm như người bệnh cảm thấy đói, mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát nước, nhìn mờ, miệng khô ngứa da... Cách phát hiện bệnh tốt nhất và vô cùng đơn giản đó là xét nghiệm máu. Chỉ cần xét nghiệm máu công thức rất rẻ tiền là có thể kiểm tra ngay được lượng đường huyết của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đái tháo đường, căn bệnh nghệ sĩ Chánh Tín mắc suốt hơn chục năm qua nguy hiểm mức nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO