Chuyên gia hiến kế nâng tầm thị trường lao động

Kim Sáng| 08/11/2022 09:45

Ông Trần Anh Tuấn, chuyên gia dự báo nhân lực, Chủ tịch HĐKH Viện Đào tạo và phát triển nhân lực Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội giáo dục Nghề nghiệp TPHCM đã có những chia sẻ xoay quanh thị trường lao động hiện nay.

Những ngành nào chiếm ưu thế?

Theo ông Trần Anh Tuấn, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và TPHCM trong 10 tháng đầu năm 2022 cho thấy sự nỗ lực triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội, sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, điều này đã tác động hiệu quả đối với thị trường lao động.

Tại TPHCM, thị trường lao động phát triển theo các quy luật mới của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, hội nhập khu vực và quốc tế, có nhiều biến động về chênh lệch “cung - cầu”, số lao động không ổn định việc làm, mất việc làm, tái bố trí lại việc làm cũng rất lớn.

“Theo nhận định và phân tích các chỉ số về thông tin doanh nghiệp về tuyển dụng nhân lực cũng như nhu cầu của thị trường lao động, hiện nay TPHCM đang phục hồi rất nhanh, kéo theo nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ rất lớn trong năm quý IV/2022 và năm 2023, nhiều ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao, lao động tay nghề và lao động chuyên môn sẽ cần cho nhiều lĩnh vực mới”, ông Tuấn nói.

Ông Trần Anh Tuấn, chuyên gia dự báo nhân lực, Chủ tịch HĐKH Viện Đào tạo và phát triển nhân lực Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội giáo dục Nghề nghiệp TPHCM

Theo ông Tuấn, dự báo nhu cầu nhân lực sẽ tập trung vào 4 nhóm ngành: Công nghệ thông tin, sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin; Kinh tế - thương mại, quản trị kinh doanh - thương mại điện tử, marketing - digital marketing, logistics, quản trị nhân lực, quản trị doanh nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ, tài chính kế toán - kiểm toán;

Công nghệ kỹ thuật cơ khí (cơ điện tử, chế tạo máy, nhiệt, công nghệ kỹ thuật ô tô - tàu thủy), tự động hóa, điện - điện tử, công nghệ hàn, công nghệ dệt - sợi - may, da giày, quản lý công nghiệp, bảo dưỡng công nghiệp, chế biến thực phẩm; Du lịch, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí...

Trong đó, ngành logistics sẽ phát triển mạnh, trở thành một ngành dịch vụ quan trọng trong giao thương quốc tế.

Cả doanh nghiệp và người lao động cần linh hoạt để thích nghi với bối cảnh mới

Tăng cường công tác kết nối, giới thiệu việc làm

Chuyên gia Trần Anh Tuấn nhận định, công nghệ 4.0 đã thay đổi cả ba chiều: sâu, rộng và nhanh của nghề nghiệp, tạo ra sự bất ổn lớn, thậm chí là bất định trong nghề nghiệp. Đây chính là thách thức lớn nhất đối với công tác hướng nghiệp và giới thiệu việc làm.

Do đó, trong thời gian tới, các đơn vị cần tiếp tục nâng cao nhiều hình thức tư vấn có hiệu quả như: Tư vấn tại chỗ; tư vấn, giới thiệu việc làm trực tuyến thông qua mạng xã hội; phối hợp với các đơn vị tổ chức phiên giao dịch việc làm; tổ chức hội nghị định hướng nghề nghiệp, các buổi nói chuyện chuyên đề; hội thảo tư vấn kỹ năng nghề... nhằm giúp thanh niên lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, có việc làm ổn định.

Cạnh đó, phải nâng cao hiệu quả thông tin thị trường lao động, vừa phản ánh đặc điểm thị trường lao động Việt Nam, vừa thông tin về tình hình biến động, nhu cầu việc làm tại các doanh nghiệp; giúp người lao động, nhất là thanh niên, sinh viên lựa chọn và quyết định học nghề, tiếp cận việc làm phù hợp.

Ngày hội tuyển dụng thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia

Đặc biệt, cần nâng cao năng lực hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm trong tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên; phối hợp hoạt động của trung tâm với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp; nâng tần suất phiên giao dịch việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, hướng tới tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm phù hợp tại cơ sở; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ việc làm.

Song song đó, thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động khi thất nghiệp để sớm quay trở lại thị trường lao động; tổ chức thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

TheoTrung tâm dự báo nhu cầu nhânlực và thông tin thị trường lao động TPHCM, để thu hút lao động, các doanh nghiệp nênxây dựng các chính sách về lương, thưởng, phúc lợi tương xứng với sự đónggóp của người lao động, tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện, chăm lođến cuộc sống của họ và gia đình nhằm thu hút và giữ chân người lao động;Chú trọng đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, giúp đa dạng hóa sản phẩm,nâng cao năng suất lao động và giá trị sản phẩm tạo ra, nâng cao khả năngcạnh tranh trên thị trường; chú trọng xây dựng kế hoạch phát triển sản xuấtkinh doanh đồng bộ với kế hoạch phát triển nhân lực; quan tâm công tác đàotạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ nhân viêntrong chính doanh nghiệp của mình, từ đó duy trì việc làm cho người lao động…

Đối với sinh viên, người lao động phải chủ động lĩnh hội và cập nhật kiến thức mới, có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, chủ động học hỏi về kỹ năng số hóa và công nghệ, rèn luyện kỹ năng thích ứng nhanh…để tăng năng lực cạnh tranh, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và có thể hội nhập một cách dễ dàng vào thị trường lao động.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyên gia hiến kế nâng tầm thị trường lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO