Sự kiện nổi bật
giá xăng
bóng đá
năng lượng tái tạo
lịch nghỉ Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán
AFF cup
Tìm kiếm

Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ

Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ phải đảm bảo tính chất “bảo tồn gắn với phát triển, để làm tốt hơn công tác bảo tồn”. Điều chỉnh quy hoạch không được ảnh hưởng đến công tác bảo tồn di tích, nhưng cũng không cản trở sự phát triển của địa phương.

Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ
Toàn cảnh hội nghị

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa họp để cho ý kiến vào nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch huyện Vĩnh Lộc.

Khu di tích Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 27/6/2011, gồm 2 vùng: Vùng lõi 155,5 ha và vùng đệm 4.923 ha. Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch (gọi tắt là Quy hoạch) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 12/8/2015. Phạm vi và quy mô quy hoạch liên quan đến Thị trấn Vĩnh Lộc và 09 xã với diện tích 5.078,5 ha (bao gồm: Vùng lõi rộng 155,5 ha với 3 hợp phần di sản thế giới là Thành Nội, La Thành và Đàn Tế Nam Giao; Vùng đệm Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, tổng diện tích 4.923ha)…

Để có cơ sở pháp lý và khoa học để quản lý tốt công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di sản thế giới Thành Nhà Hồ gắn với phát triển du lịch văn hóa, sinh thái cảnh quan bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giáo dục truyền thống, phục vụ nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của nhân dân,... việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch đã được phê duyệt là rất cần thiết, để điều chỉnh quy hoạch khu vực vùng đệm - nơi tồn tại nhiều vấn đề giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Mục tiêu dài hạn lập điều chỉnh Quy hoạch là: Bảo tồn, phát huy các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và bảo vệ cảnh quan, môi trường khu di sản. Điều chỉnh các khu chức năng thuộc vùng đệm để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và du lịch một cách bền vững trên nguyên tắc bảo tồn di sản. Xây dựng thị trấn Vĩnh Lộc thành đô thị di sản, kết nối với bờ Đông sông Bưởi hình thành chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, có chất lượng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Về mục tiêu ngắn hạn, Quy hoạch là cơ sở pháp lý và khoa học để tỉnh Thanh Hóa quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di sản thế giới Thành Nhà Hồ và các di tích phụ cận, trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Lộc, gắn với phát triển du lịch của tỉnh, của quốc gia nói chung được thuận lợi, đồng bộ và hiệu quả. Quy hoạch là cơ sở lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý các dự án thành phần bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích.

Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ
Người dân sống ngay trong vùng lõi di tích Thành Nhà Hồ

Quan điểm Điều chỉnh Quy hoạch là giữ nguyên nội dung quy hoạch khu vực vùng lõi của Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, bao gồm 3 hợp phần: Thành Nội, La Thành và Đàn Tế Nam Giao (155,5 ha) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 12/8/2015.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh, lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch là rất cần thiết. Thành Nhà Hồ là Di sản văn hoá thế giới, có giá trị và ý nghĩa lịch sử, văn hoá rất sâu sắc và quan trọng. Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2015. Tuy nhiên sau 8 năm thực hiện, quá trình phát triển của đời sống xã hội đã đặt ra yêu cầu cần phải có sự điều chỉnh Quy hoạch để làm tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo, tu bổ di tích; đồng thời đảm bảo hài hoà với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân trong vùng di sản.

Việc lập điều chỉnh Quy hoạch phải đảm bảo tính chất “bảo tồn gắn với phát triển, phát triển để làm tốt hơn công tác bảo tồn”; điều chỉnh quy hoạch không được ảnh hưởng đến công tác bảo tồn di tích, nhưng cũng không cản trở sự phát triển của địa phương. Huyện Vĩnh Lộc và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phải đấu mối chặt chẽ, lựa chọn được tư vấn có kinh nghiệm và tầm nhìn để tư vấn điều chỉnh quy hoạch sát thực tế, tháo gỡ được các điểm nghẽn trong Quy hoạch năm 2015.

Hiện tại có hơn 350 hộ dân đang sinh sống quanh khu vực Thành Nhà Hồ cần sớm được di dời, ổn định tái định cư trả lại không gian cho di tích. Tuy nhiên kinh phí để thực hiện được là rất lớn. Thời gian trôi qua, nhà cửa cả các hộ dân xuống cấp cần được sửa chữa, làm mới và các hộ có con lớn lập gia đình sẽ tách ra ở riêng, số hộ dân sẽ tiếp tục tăng lên. Vì vậy cần tính toán, bố trí nguồn vốn để chia giai đoạn thực hiện di dời, tái định cư cho các hộ một cách hợp lý vừa bảo vệ di tích nhưng cũng đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.

Thanh Phương

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

Bài viết cùng chuyên mục

Nhiều chương trình hấp dẫn tại Tuần lễ Thơ thiền Việt Nam 2023

Mới đây, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, Trung Tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và nhóm nghiên cứu văn hóa Tâm Việt đã tổ chức khai mạc Tuần lễ Thơ thiền Việt Nam tại Huế.

“Siêu tàu” du lịch đưa hơn 2.000 khách châu Âu đến Vịnh Hạ Long

Tàu biển cao cấp Mein Schiff 5 chở hơn 2.000 du khách châu Âu đến tham quan một số địa điểm nổi tiếng tại TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Đây là lần thứ 3 siêu tàu này đến thăm Vịnh Hạ Long, kể từ ...

Du lịch Việt Nam kỳ vọng những bước phát triển đột phá

Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) nhận định là một trong những quốc gia có chính sách mở cửa sớm sau thời điểm đại dịch Covid-19. Tuy đã có được những thành công nhất định nhưng chưa có tính đột phá.

Quảng Bình phát hiện thêm hệ thống 5 hang động còn nguyên sơ dài 3 km

Trong quá trình khảo sát, Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện hệ thống hang động còn nguyên sơ, nhiều hang có không gian lớn, thạch nhũ đẹp, một số hang động có chiều dài suối ngầm chưa biết bắt nguồn từ ...

Miss Business Global 2023: Quảng bá văn hóa, lịch sử truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên

Miss Business Global 2023 đã thực hiện thành công sứ mệnh quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, con người Đắk Nông, đồng bào dân tộc ít người Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung đến với người dân trong ...

Hà Nội có tour du lịch mới ''Tìm về kinh đô người Việt cổ''

"Tìm về kinh đô người Việt cổ" là sản phẩm du lịch mới kết nối Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) với các di sản nổi tiếng của Hà Nội. Đây cũng là một trong những hoạt động bên lề hấp dẫn của Lễ hội ...

Rối nước Đào Thục trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) vừa ban hành Quyết định 473/QĐ-BVTTTDL ghi danh nghệ thuật múa rối nước Đào Thục (huyện Đông Anh, Hà Nội) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Website quảng bá du lịch Việt Nam tiếp tục tăng hạng trong khu vực

Theo bảng xếp hạng chuyên trang website trên toàn cầu (similarweb.com), trong khu vực, website vietnam.travel của Tổng cục Du lịch tương đương với website du lịch Thái Lan và xếp trên nhiều quốc gia.

Trưng bày 200 tư liệu quý về "Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam"

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15/3/1953 – 15/3/2023), Viện Phim Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động chào mừng sự kiện này.

Việt Nam giành 4 Huy chương Vàng tại cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế 2023

Mới đây, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) đã tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm Cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế năm 2023 (VN23). Trong số 71 tác phẩm đạt giải, các tác giả Việt Nam có 45 ...