Sự kiện nổi bật
giá xăng
bóng đá
năng lượng tái tạo
lịch nghỉ Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán
AFF cup
Tìm kiếm

Khẩn trương ứng phó mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất

Chiều 30/11, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện số 24/CĐ-QG chỉ đạo ứng phó mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất.

Trong những ngày qua (26 - 30/11), tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai đã có mưa to đến rất to, đặc biệt một số nơi có tổng lượng mưa đến 800mm gây ngập lụt trên diện rộng;

Mực nước các sông dao động từ BĐ2-BĐ3, một số sông đã vượt mức BĐ3 như: Sông Kôn tại trạm Thạnh Hòa lúc 9h/30/11 ở mức 9,44m, trên BĐ3 1,44m, sông Ba tại trạm AyunPa lúc 8h/30/11 ở mức 156,70m, trên BĐ3 0,70; mặt khác, hiện nay hầu hết các hồ chứa trong khu vực đã đầy nước, một số hồ đã điều tiết xả tràn theo quy trình.

Theo dự báo, mưa lớn còn tiếp tục diễn ra trong khu vực, lượng mưa trong ngày 30/11 tại các tỉnh từ Quảng Nam – Khánh Hòa, Gia Lai, Đăk Lăk phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 200mm.

Để chủ động ứng phó với mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất, đảm bảo an toàn tính mạng của người dân và công trình cơ sở hạ tầng, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các Bộ, ngành và các tỉnh triển khai thực hiện một số công việc cấp bách:

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh: Tiếp tục tăng cường theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất; thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động các biện pháp phòng chống giảm thiểu thiệt hại.

lu-w800-h547.jpg

Lực lượng Công an khảo sát các khu vực bị ngập lụt

Rà soát khu vực đang bị ngập sâu, nguy cơ sạt lở đất, lũ quét để chủ động sơ tán, đảm bảo an toàn cho người dân, trong đó tăng cường sơ tán xen ghép và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đảm bảo lương thực, thực phẩm, nguồn cung tại khu vực ngập sâu và chia cắt, không để người dân thiếu đói, nước uống.

Bố trí lực lượng thường trực tại các hồ chứa đã đầy nước, các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn; triển khai phương án ứng phó, vận hành các hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và tham gia giảm lũ cho hạ du.

Triển khai lực lượng canh gác ở những vị trí ngầm, tràn, đường giao thông bị ngập sâu, nước chảy xiết; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời xử lý các sự cố đảm bảo thông tuyến trên các trục giao thông chính.

Tăng cường các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền thông cơ sở, thường xuyên liên tục cung cấp tình trạng diễn biến mưa lũ, các phương án ứng phó để người dân biết và phối hợp với chính quyền địa phương chủ động phòng tránh.

Tập trung chỉ đạo, hỗ trợ nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống ngay sau khi lũ rút, chú trọng công tác vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời diễn biến mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan có liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Bộ Công Thương chỉ đạo công tác vận hành đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện, phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở thông tin kịp thời, đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là trong tình huống phải xả lũ khẩn cấp; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập, công trình thủy lợi nhất là hồ đập xung yếu, công trình đang thi công sửa chữa; triển khai các phương án bảo vệ và sẵn sàng khôi phục sản xuất ngay sau khi lũ rút.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo việc kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo triển khai lực lượng, phương tiện ứng trực tại các vị trí ngập sâu, nguy cơ sạt lở, hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư, tìm kiếm cứu nạn, ứng phó và khắc phục hậu quả mư lũ khi có yêu cầu.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến của mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ các bản tin, diễn biến mưa lũ thực tiễn, thường xuyên cung cấp và tham mưu cho Ban Chỉ đạo để triển khai kịp thời các biện pháp ứng phó.

Gia Nguyễn

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

Bài viết cùng chuyên mục

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn các giá trị văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch theo hướng phát triển du lịch xanh bền vững. Hà Giang nhiều lần lọt danh sách những điểm đến lý tưởng được các tạp chí ...

Nhiều chương trình hấp dẫn tại Tuần lễ Thơ thiền Việt Nam 2023

Mới đây, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, Trung Tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và nhóm nghiên cứu văn hóa Tâm Việt đã tổ chức khai mạc Tuần lễ Thơ thiền Việt Nam tại Huế.

“Siêu tàu” du lịch đưa hơn 2.000 khách châu Âu đến Vịnh Hạ Long

Tàu biển cao cấp Mein Schiff 5 chở hơn 2.000 du khách châu Âu đến tham quan một số địa điểm nổi tiếng tại TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Đây là lần thứ 3 siêu tàu này đến thăm Vịnh Hạ Long, kể từ ...

Du lịch Việt Nam kỳ vọng những bước phát triển đột phá

Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) nhận định là một trong những quốc gia có chính sách mở cửa sớm sau thời điểm đại dịch Covid-19. Tuy đã có được những thành công nhất định nhưng chưa có tính đột phá.

Quảng Bình phát hiện thêm hệ thống 5 hang động còn nguyên sơ dài 3 km

Trong quá trình khảo sát, Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện hệ thống hang động còn nguyên sơ, nhiều hang có không gian lớn, thạch nhũ đẹp, một số hang động có chiều dài suối ngầm chưa biết bắt nguồn từ ...

Miss Business Global 2023: Quảng bá văn hóa, lịch sử truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên

Miss Business Global 2023 đã thực hiện thành công sứ mệnh quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, con người Đắk Nông, đồng bào dân tộc ít người Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung đến với người dân trong ...

Hà Nội có tour du lịch mới ''Tìm về kinh đô người Việt cổ''

"Tìm về kinh đô người Việt cổ" là sản phẩm du lịch mới kết nối Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) với các di sản nổi tiếng của Hà Nội. Đây cũng là một trong những hoạt động bên lề hấp dẫn của Lễ hội ...

Rối nước Đào Thục trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) vừa ban hành Quyết định 473/QĐ-BVTTTDL ghi danh nghệ thuật múa rối nước Đào Thục (huyện Đông Anh, Hà Nội) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Website quảng bá du lịch Việt Nam tiếp tục tăng hạng trong khu vực

Theo bảng xếp hạng chuyên trang website trên toàn cầu (similarweb.com), trong khu vực, website vietnam.travel của Tổng cục Du lịch tương đương với website du lịch Thái Lan và xếp trên nhiều quốc gia.

Trưng bày 200 tư liệu quý về "Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam"

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15/3/1953 – 15/3/2023), Viện Phim Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động chào mừng sự kiện này.