Căn bệnh khiến người đẹp Phan Thuyền qua đời ở tuổi 32 nguy hiểm như thế nào?

Hoàng Khuông (TH)| 25/03/2021 15:32

Sau thời gian đối mặt với bệnh trầm cảm, Phan Thuyền - thí sinh Hoa hậu Đại sứ Nhân ái 2020 đã trút hơi thở cuối cùng. Người đẹp qua đời ở tuổi 32 khiến bạn bè, người thân vô cùng đau buồn, thương xót.

Bạn đã nghe nhiều về trầm cảm nhưng chưa biết căn bệnh này nguy hiểm ra sao? Làm thế nào để phát hiện bệnh ngay từ đầu? Liệu có thể chữa trị trầm cảm khỏi hoàn toàn? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

phan-thuyen-tram-cam-253 (1).jpg 0

Người đẹp Phan Thuyền qua đời ở tuổi 32 vì căn bệnh trầm cảm.

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng gây cảm giác buồn và mất động lực trong thời gian dài. Bệnh ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác về tinh thần lẫn thể chất.

Những cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể gây khó khăn trong công việc, làm rạn nứt các mối quan hệ bạn bè hoặc trong gia đình và thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến ý định tự tử.

Những ai dễ mắc bệnh trầm cảm?

Theo thống kê, có đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường dễ xảy ra ở phụ nữ.

Làm thế nào để nhận biết trầm cảm?

Theo hệ thống phân loại bệnh DSM - V của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, người bệnh được chẩn đoán là trầm cảm khi:

* Có trạng thái trầm uất hoặc mất hứng thú đối với những hoạt động trong đời sống trong ít nhất 2 tuần

* Có tối thiểu 5 trong 9 triệu chứng sau đây:

1. Trạng thái trầm uất gần như cả ngày

2. Giảm hứng thú trong tất cả hoặc đa số hoạt động

3. Giảm hoặc tăng cân đáng kể ngoài ý muốn

4. Mất ngủ hoặc ngủ quá mức

5. Kích động hoặc chậm chạp mà người khác chú ý thấy được

6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng

7. Cảm giác vô giá trị và sự mặc cảm quá mức

8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, hoặc không quyết định được

9. Những ý nghĩ về cái chết lặp đi lặp lại

Nguyên nhân và cách phòng tránh trầm cảm

Trầm cảm là kết quả của sự tương tác phức tạp của các yếu tố xã hội, tâm lý và thể chất.

Những người gặp phải những biến cố bất lợi trong cuộc sống (thất nghiệp, mất mát, sang chấn tâm lý) dễ bị trầm cảm hơn.

Trầm cảm có thể gây căng thẳng và rối loạn chức năng nhiều hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm.

Trầm cảm có liên quan đến sức khỏe thể chất. Ví dụ, bệnh tim mạch có thể gây ra trầm cảm và ngược lại.

Thực tế đã chứng minh rằng thực hiện các chương trình/hoạt động phòng ngừa có thể làm giảm trầm cảm.

Cộng đồng có thể thực hiện các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa trầm cảm, bao gồm lập kế hoạch trong trường học để nâng cao cách suy nghĩ tích cực của trẻ em và thanh thiếu niên.

Các biện pháp can thiệp đối với cha mẹ của trẻ có vấn đề về hành vi có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm của cha mẹ và cải thiện hành vi của con họ.

Thực hiện kế hoạch thể thao cho người cao tuổi cũng có thể ngăn ngừa trầm cảm hiệu quả.

phan-thuyen-tram-cam-253 (1).jpg 0

Điều trị trầm cảm hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh trầm cảm từ các triệu chứng, dấu hiệu và tiền sử bệnh trước đây. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, đánh giá tâm lý… để loại trừ các bệnh lý khác có thể gây ra các triệu chứng bạn đang gặp, xác định chẩn đoán và kiểm tra bất kỳ biến chứng nào liên quan.

Cách vượt qua trầm cảm

Những phương pháp điều trị bệnh trầm cảm thường bao gồm thuốc, nói chuyện với một chuyên viên trị liệu hoặc bác sĩ tâm lý và phương pháp sốc điện.

Dùng thuốc

Các thuốc được dùng là thuốc chống trầm cảm. Một số thuốc phổ biến như escitalopram, paroxetine, sertraline, fluoxetine và citalopram. Đây là các chất ức chế serotonin có chọn lọc (SSRI). Các loại thuốc khác là venlafaxine, duloxeton và bupropion.

Bạn phải hết sức lưu ý khi sử dụng những loại thuốc trên vì chúng có thể khiến người dùng (đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và những bệnh nhân đang bị kích động) có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tự trước khi thuốc thực sự có tác dụng.

Một số thuốc giúp làm tăng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn có thể được kê toa cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng liên quan, nhưng thường phải mất khoảng 2-3 tuần trước khi các thuốc này có tác dụng.

Tâm lý trị liệu giúp thoát khỏi trầm ca

Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ dạy cho bạn những cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen để thoát khỏi trầm cảm. Liệu pháp này còn giúp bạn thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh bớt trầm trọng hơn.

Liệu pháp sốc điện

Đối với bệnh trầm cảm nghiêm trọng, không thể chữa trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sốc điện. Tuy nhiên liệu pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn hoặc mất trí nhớ, thường là chỉ trong ngắn hạn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Thay đổi thói quen sinh hoạt theo những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh, bao gồm:

• Đừng tự cô lập mình

• Đơn giản hóa cuộc sống

• Tập thể dục thường xuyên

• Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

• Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng

• Không nên đưa ra các quyết định quan trọng khi bạn đang cảm thấy chán nản

• Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn

• Gọi bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc

• Gọi bác sĩ ngay nếu bạn có ý định tự tử hoặc ý định giết hoặc làm hại người khác

• Gọi bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng rối loạn thần kinh như nghe thấy giọng nói, thấy những thứ không có ở đó hoặc cảm thấy bị hoang tưởng

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Căn bệnh khiến người đẹp Phan Thuyền qua đời ở tuổi 32 nguy hiểm như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO