Sự kiện nổi bật
giá xăng
bóng đá
năng lượng tái tạo
lịch nghỉ Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán
AFF cup
Tìm kiếm

Người uống rượu bia tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào?

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông, nhằm loại trừ nguy hiểm cho chính người uống rượu, bia cũng như những người tham gia giao thông khác.

Uống rượu bia rồi lái xe có thể khiến người lái mất tập trung, xử lý không chính xác, chạy xe với tốc độ cao, thậm chí ngủ gục hoặc say xỉn, gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Lái xe sau khi uống rượu bia sẽ bị xử phạt hành chính, tước bằng lái.

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông, nhằm loại trừ nguy hiểm cho chính người uống rượu, bia cũng như những người tham gia giao thông khác.

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ 1/8/2016 quy định các mức phạt liên quan đến hành vi điều khiển xe khi lái xe đã uống rượu, bia cụ thể như sau:

Đối với người lái xe máy

Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở.

Ảnh minh họa

Phạt tiền 3-4 triệu đồng đối với điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở, hoặc người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-5 tháng tùy từng trường hợp.

Đối với người lái xe hơi

Phạt tiền 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 7-8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 16-18 triệu đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-6 tháng tùy từng trường hợp.

Thêm nữa, Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác, gây thiệt hại cho người khác thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

 

Tuấn Khanh - Phong Vân

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

Bài viết cùng chuyên mục

Đi xe máy điện có cần bằng lái và đội mũ bảo hiểm không?

Theo luật sư, độ tuổi được phép lái xe máy điện là từ 16 tuổi trở lên. Đối với những xe máy điện có vận tốc lớn hơn 50 km/h hoặc động cơ có công suất trên 4 kW sẽ cần bằng lái A1 khi ...

Nguyên tắc và căn cứ định giá tài sản được pháp luật quy định như thế nào?

Hỏi: Tôi là bị đơn dân sự trong vụ án hình sự có tài sản cần định giá. Xin Tòa soạn cho biết, nguyên tắc và căn cứ định giá tài sản được pháp luật quy định như thế nào?

Chiêu trò gọi điện lừa đảo chuyển tiền: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi dùng thủ đoạn gian dối mạo danh giáo viên, nhân viên y tế, gọi điện thoại cho phụ huynh thông báo học sinh bị tai nạn yêu cầu chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản, tùy tính chất, mức độ hành vi hoặc ...

Tranh chấp đất đai khi xây nhà, giải quyết bằng cách nào?

Đối với tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành, nếu đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất ...

Vay tiền không trả, làm gì để lấy lại tiền đúng quy định pháp luật?

Theo quy định pháp luật, người vay tiền có trách nhiệm trả nợ đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận. Trường hợp bên vay chậm trả tiền thì người cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu buộc bên ...

Cha mẹ mất không để lại di chúc, chia thừa kế nhà đất như thế nào?

Để có thể chia thừa kế mảnh đất và căn nhà trên đất mà bố mẹ bạn để lại thì những người thuộc hàng thừa kế cần nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản thừa kế.

Phụ nữ nuôi con nhỏ có quyền từ chối đi công tác xa không?

Nhằm tạo điều kiện hỗ trợ lao động nữ có thêm thời gian chăm sóc con nhỏ sau khi hưởng chế độ thai sản, pháp luật có quy định về chế độ bảo vệ thai sản áp dụng đối với người lao động đang nuôi con nhỏ ...

Gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm nhân thọ: Trách nhiệm của nhân viên tư vấn ra sao?

Mục đích ban đầu của người dân là ký hợp đồng gửi tiền tiết kiệm theo lời tư vấn của nhân viên ngân hàng, tuy nhiên lại bị chuyển thành tham gia bảo hiểm nhân thọ. Vậy trách nhiệm của nhân viên tư vấn ra ...

Đăng kiểm viên bị khởi tố có được tiếp tục đi làm không?

Cục Đăng kiểm Việt Nam phải sử dụng cả những đăng kiểm viên bị khởi tố nhưng được tại ngoại, áp dụng hình thức cấm đi khỏi nơi cư trú. Vậy việc làm này có đúng quy định của pháp luật không?

“Sống thử” với người khác có vi phạm pháp luật?

Hỏi: Tôi đang là đảng viên, có việc làm ổn định, có người yêu và đang có ý định sẽ sống thử với nhau. Vậy, cho tôi hỏi, người là đảng viên mà sống thử với người khác có vi phạm kỷ luật đảng không? ...