Sự kiện nổi bật
giá xăng
bóng đá
năng lượng tái tạo
lịch nghỉ Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán
AFF cup
Tìm kiếm

Khiếu nại khác tố cáo thế nào?

Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính; đối tượng của tố cáo là hành vi phạm pháp.

Khiếu nại, tố cáo đều là các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013.
 
Khiếu nại và tố cáo khác nhau ở các điểm cơ bản sau
 
- Khái niệm:
 
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật của cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình (khoản 1 điều 2 Luật Khiếu nại 2011).
 
Tố cáo là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (khoản 1 điều 2 Luật Tố cáo 2018).
 
- Chủ thể thực hiện quyền:
 
Công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại; còn tố cáo chỉ thuộc quyền cá nhân.
 
- Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật.
 
Đối tượng của việc tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
 
- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện:
 
Người khiếu nại có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và được quyền rút khiếu nại. Người khiếu nại có quyền khiếu nại lần thứ hai hoặc khởi kiện ra Toà án khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại mà không cần phải có căn cứ cho rằng việc giải quyết khiếu nại không đúng pháp luật.
 
Người tố cáo không được uỷ quyền cho người khác mà phải tự mình tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào; không được rút tố cáo và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình. Chỉ được tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết.
 
- Thẩm quyền giải quyết:
 
Cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là cơ quan có người thực hiện hành vi hành chính hoặc người đã ra quyết định hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.
 
Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng nào thì có thẩm quyền giải quyết tố cáo thuộc chức năng của cơ quan đó. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước đã tiếp nhận tố cáo nhưng xét thấy đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo biết.
 
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

Bài viết cùng chuyên mục

Nguyên tắc và căn cứ định giá tài sản được pháp luật quy định như thế nào?

Hỏi: Tôi là bị đơn dân sự trong vụ án hình sự có tài sản cần định giá. Xin Tòa soạn cho biết, nguyên tắc và căn cứ định giá tài sản được pháp luật quy định như thế nào?

Chiêu trò gọi điện lừa đảo chuyển tiền: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi dùng thủ đoạn gian dối mạo danh giáo viên, nhân viên y tế, gọi điện thoại cho phụ huynh thông báo học sinh bị tai nạn yêu cầu chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản, tùy tính chất, mức độ hành vi hoặc ...

Tranh chấp đất đai khi xây nhà, giải quyết bằng cách nào?

Đối với tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành, nếu đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất ...

Vay tiền không trả, làm gì để lấy lại tiền đúng quy định pháp luật?

Theo quy định pháp luật, người vay tiền có trách nhiệm trả nợ đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận. Trường hợp bên vay chậm trả tiền thì người cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu buộc bên ...

Cha mẹ mất không để lại di chúc, chia thừa kế nhà đất như thế nào?

Để có thể chia thừa kế mảnh đất và căn nhà trên đất mà bố mẹ bạn để lại thì những người thuộc hàng thừa kế cần nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản thừa kế.

Phụ nữ nuôi con nhỏ có quyền từ chối đi công tác xa không?

Nhằm tạo điều kiện hỗ trợ lao động nữ có thêm thời gian chăm sóc con nhỏ sau khi hưởng chế độ thai sản, pháp luật có quy định về chế độ bảo vệ thai sản áp dụng đối với người lao động đang nuôi con nhỏ ...

Gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm nhân thọ: Trách nhiệm của nhân viên tư vấn ra sao?

Mục đích ban đầu của người dân là ký hợp đồng gửi tiền tiết kiệm theo lời tư vấn của nhân viên ngân hàng, tuy nhiên lại bị chuyển thành tham gia bảo hiểm nhân thọ. Vậy trách nhiệm của nhân viên tư vấn ra ...

Đăng kiểm viên bị khởi tố có được tiếp tục đi làm không?

Cục Đăng kiểm Việt Nam phải sử dụng cả những đăng kiểm viên bị khởi tố nhưng được tại ngoại, áp dụng hình thức cấm đi khỏi nơi cư trú. Vậy việc làm này có đúng quy định của pháp luật không?

“Sống thử” với người khác có vi phạm pháp luật?

Hỏi: Tôi đang là đảng viên, có việc làm ổn định, có người yêu và đang có ý định sẽ sống thử với nhau. Vậy, cho tôi hỏi, người là đảng viên mà sống thử với người khác có vi phạm kỷ luật đảng không? ...

Quyền lợi của lao động nữ khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi?

Hỏi: Tôi là nữ, lao động phổ thông đang nuôi con nhỏ 10 tháng tuổi, tôi được hưởng những quyền lợi và chế độ gì?