Sự kiện nổi bật
giá xăng
bóng đá
năng lượng tái tạo
lịch nghỉ Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán
AFF cup
Tìm kiếm

“Sugar baby - Sugar daddy” có phải là hành vi mua bán dâm không?

Hỏi: “Sugar baby - Sugar daddy” có phải là hành vi mua bán dâm không, hành vi này có phải là hành vi phạm tội hay không? Phương thức thủ đoạn của hành vi này được các đối tượng thực hiện như thế nào? Những hệ lụy của hành vi này với giới trẻ và xã hội?

Ảnh minh họa

Trả lời: Căn cứ Điều 327, 328 Bộ luật hình sự năm 2015, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi “Chứa mại dâm và Môi giới mại dâm”. Do đó những người thành lập nhóm Sugar baby - Sugar daddy trên các trang mạng xã hội với mục đích môi giới mại dâm, hoạt động dưới hình thức “Bố nuôi, Mẹ nuôi, Em nuôi…” nhằm thu lợi bất chính sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Phương thức thủ đoạn hoạt động của Sugar baby - Sugar daddy:

+ Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội là trưởng nhóm (admin) và các thành viên tham gia quản lý các nhóm kín, diễn đàn kín Sugar baby, Sugar daddy hoạt động trên các trang mạng xã hội như Zalo, Fecebook, Telegam, Twite... Các đối tượng này thường xuyên đăng tải các thông tin, hình ảnh nhằm quảng cáo, giới thiệu nhu cầu mua bán dâm để thực hiện hành vi môi giới mại dâm.

+ Trưởng nhóm (admin) là những người môi giới mại dâm chuyên nghiệp, có thể trực tiếp tham gia bán dâm. Qua các mối quan hệ xã hội hoặc thu thập các thông tin cá nhân của những người có nhu cầu bán dâm trên các trang mạng xã hội, trưởng nhóm sẽ tạo nhóm kín tập hợp các đối tượng là người bán dâm (tức là Sugar baby). Sau đó thực hiện các hình thức quảng cáo, giới thiệu các thông tin người bán dâm trên nhóm này để người mua dâm trực tiếp liên hệ. Ngoài ra, một admin có thể lập và điều hành nhiều nhóm kín khác nhau, một người bán dâm cũng có thể tham gia nhiều nhóm kín khác nhau để thực hiện hành vi bán dâm.

+ Trưởng nhóm (admin) có thể là người tập hợp các đối tượng có nhu cầu mua dâm (tức là Sugar, Daddy, Mamy). Từ đó sẽ đăng quảng cáo các thông tin về người bán dâm (tên, tuổi, hình ảnh, giá tiền...) trên nhóm để người có nhu cầu mua dâm lựa chọn và liên hệ. Người mua dâm cũng có thể tham gia nhiều nhóm kín khác nhau để tìm người bán dâm.

- Hệ lụy của những hành vi Sugar baby - Sugar daddy đối với giới trẻ và xã hội:

Về mặt đạo đức, xã hội: Thể hiện sự lệch lạc về suy nghĩ và lối sống buông thả của các đối tượng là “Bố nuôi”, “Mẹ nuôi”, “Con nuôi”. Điều này cho thấy sự xuống cấp, suy đồi về mặt đạo đức trong xã hội hiện nay, để lại hậu quả rất nặng nề như: vợ chồng ly hôn gia đình tan nát; học sinh, sinh viên đánh mất nhân cách và đánh mất chính mình, thích hưởng thụ, lười lao động và phá thai ngoài ý muốn dẫn đến tình trạng vô sinh. Ngoài ra, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ việc gây rối trật tự công cộng do đánh ghen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

Lưu ý rằng, việc lợi dụng hình thức Bố nuôi, Mẹ nuôi, Con nuôi để thực hiện hành vi quan hệ tình dục khi họ chưa đủ 13 tuổi có thể được coi là hành vi hiếp dâm; trong trường hợp không có yếu tố mua bán dâm khi họ đủ 13 đến dưới 16 tuổi sẽ bị xem xét xử lý hành vi “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người đủ 13 đến dưới 16 tuổi” được quy định tại Điều 145 Bộ Luật hình sự.

Nguyễn Quang (Cổng TTĐT Bộ Công an)

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

Bài viết cùng chuyên mục

"Siêu lừa” Hà Thành lĩnh án chung thân

Sáng 24/3, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên án với “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành cùng đồng phạm trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của 3 ngân hàng và 4 cá nhân, với tổng số tiền lên tới ...

Các bị cáo trong đường dây mua bán thận xuyên quốc gia lĩnh án

Chiều 23/3, TAND TP.HCM đã kết thúc phiên tòa sơ thẩm vụ án mua, bán thận xuyên quốc gia và tuyên mức án đối với các bị cáo.

Cặp nhân tình lừa bán “đá thiên thạch cổ xưa” với giá 800 triệu USD/kg

Do biết anh C. cần đá thiên thạch cổ xưa để chuyển giao cho đối tác nước ngoài, Nguyễn Thị Tuyết và Đặng Hoàng Giao nói rằng mình có, đồng thời hứa bán với giá 800 triệu USD/kg.

Nguyên tắc và căn cứ định giá tài sản được pháp luật quy định như thế nào?

Hỏi: Tôi là bị đơn dân sự trong vụ án hình sự có tài sản cần định giá. Xin Tòa soạn cho biết, nguyên tắc và căn cứ định giá tài sản được pháp luật quy định như thế nào?

Chủ tịch Louis Holdings cùng 7 đồng phạm sắp hầu tòa

HĐXX TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Chủ tịch Louis Holding Đỗ Thành Nhân và 7 đồng phạm trong vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" vào ngày 10/4 tới. Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ...

Xét xử "siêu lừa" Hà Thành: Viện kiểm sát nói về trách nhiệm của ngân hàng

Sáng 20/3, phiên tòa sơ thẩm xét xử “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành cùng đồng phạm trong vụ án lừa đảo, chiếm đoạt hơn 433 tỷ đồng của 3 ngân hàng và 4 cá nhân, tiếp tục với phần tranh luận, đối đáp liên ...

Khen thưởng đột xuất Chi bộ TAND quận Thanh Khê

Trưa 18/3, ông Lê Tùng Lâm, Bí thư Quận ủy Thanh Khê đã khen thưởng Chi bộ TAND quận Thanh Khê (TP. Đà Nẵng) về việc kịp thời chỉ đạo đưa ra xét xử lưu động đối với các bị cáo có hành vi đánh ...

Chiêu trò gọi điện lừa đảo chuyển tiền: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi dùng thủ đoạn gian dối mạo danh giáo viên, nhân viên y tế, gọi điện thoại cho phụ huynh thông báo học sinh bị tai nạn yêu cầu chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản, tùy tính chất, mức độ hành vi hoặc ...

"Siêu lừa" Hà Thành bị đề nghị mức án chung thân

Sáng 16/3, đại diện VKS đã tiến hành luận tội và đề nghị mức án đối với "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành và các bị cáo trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay lãi nặng và Vi phạm quy định ...

Gây thất thoát hơn 180 tỷ đồng, 7 cựu cán bộ ngân hàng hầu tòa

Sáng 14/3, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 7 bị cáo nguyên là cán bộ ngân hàng về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, theo quy định ...