Sự kiện nổi bật
giá xăng
bóng đá
năng lượng tái tạo
lịch nghỉ Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán
AFF cup
Tìm kiếm

Tại sao Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia?

Quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia cho phép Tổng thống Trump sử dụng quyền lực đặc biệt trong chi tiêu ngân sách.

Sau nhiều tháng đe dọa, Tổng thống Donald Trump đã chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia hôm 15/2. Bước đi này cho phép Nhà Trắng qua mặt quốc hội Mỹ trong kiểm soát chi tiêu, sử dụng một phần tiền ngân sách phục vụ việc xây dựng bức tường biên giới với Mexico mà từ lâu đã là nguồn cơn của xung đột chính trị tại nước Mỹ.
 
Tình trạng khẩn cấp quốc gia là gì?
 
Năm 1976, quốc hội Mỹ thông qua văn bản có tên Đạo luật Khẩn cấp quốc gia. Văn kiện này cho phép tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia khi thấy cần thiết. Đạo luật này không có định nghĩa trường hợp cụ thể nào được coi là "khẩn cấp", do đó quyền định đoạt hoàn toàn thuộc về tổng thống Mỹ.
 
"Việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia cho phép tổng thống Mỹ có quyền lực đặc biệt được quy định trong hơn 100 luật khác nhau", Elizabeth Goitein, giám đốc Chương trình An ninh quốc gia Mỹ, cho biết.
 
 
Tổng thống Trump sau khi ra tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia. Ảnh: Reuters.
 
Những quyền lực này cho phép tổng thống bỏ qua các tiến trình chính trị thông thường, giúp thực thi nhiệm vụ hành pháp nhanh chóng và hiệu quả hơn trong bối cảnh khủng hoảng hoặc an ninh quốc gia bị đe dọa.
 
"Rõ ràng, đạo luật này được xây dựng nhằm tạo ra sự linh hoạt cần thiết trong thời gian tồn tại những khủng hoảng mà quốc hội không có đủ thời gian để xử lý", bà Goitein nói.
 
Tình trạng khẩn cấp quốc gia sẽ tồn tại trong 1 năm và mất hiệu lực trừ khi được tổng thống Mỹ tuyên bố gia hạn. Một tình trạng khẩn cấp quốc gia có thể được tuyên bố lại không giới hạn số lần, và trên thực tế các tổng thống Mỹ thường xuyên thực hiện điều này.
 
Lệnh tình trạng khẩn cấp khác thường
 
Thực tế, việc ban bố tình trạng khẩn cấp đã có từ Chiến tranh Thế giới 2, trước thời điểm quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Khẩn cấp quốc gia. Trong lịch sử, các tổng thống Mỹ đã 58 lần ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, trong đó 31 lệnh khẩn cấp vẫn đang có hiệu lực.
 
Phần lớn các lệnh tình trạng khẩn cấp quốc gia được sử dụng nhằm phục vụ thực thi chính sách đối ngoại, bao gồm lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào các quốc gia, cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài có hoạt động đe dọa tới an ninh quốc gia Mỹ.
 
"Rất hiếm khi một tổng thống ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm tài trợ cho một dự án trong nước, đặc biệt khi quốc hội đã từ chối ủng hộ", Andrew Boyle, luật sư từ Trung tâm Công lý Brennan, nói với AP
 
 
Tổng thống Bush ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sau vụ tấn công khủng bố 11/9. Ảnh: AFP.
 
Bill Clinton đã 17 lần ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, nhiều nhất trong số các tổng thống Mỹ. Tổng thống Bush "con" sử dụng công cụ này 12 lần trong suốt thời gian cầm quyền. Trong khi đó, số lần tình trạng khẩn cấp quốc gia được sử dụng dưới thời người tiền nhiệm của ông Trump, cựu tổng thống Barack Obama, là 13.
 
Sau 2 năm cầm quyền, lệnh tình trạng khẩn cấp được Tổng thống Trump ban bố hôm 15/2 mới là lần thứ 4 ông sử dụng quyền lực đặc biệt của mình.
 
Biện hộ của Tổng thống Trump
 
Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vừa được ban hành xuất phát từ cuộc khủng hoảng an ninh tại biên giới với Mexico.
 
Ông Trump lập luận xây tường “không phải vì lời hứa tranh cử”, mà vì ma túy đang “ồ ạt tràn qua biên giới”. “Đây là điều tốt, vì chúng ta đang bị ma túy xâm chiếm, bị người nhập cư xâm chiếm, và điều này không thể chấp nhận được”, ông nói về lý do xây tường biên giới.
 
 
Tổng thống Trump khẳng định tình trạng khẩn cấp được ban bố hôm 15/2 nhằm đối phó với khủng hoảng an ninh tại biên giới phía Nam. Ảnh: Reuters.
 
Quyết định hôm 15/2 cho phép Tổng thống Trump sử dụng khoảng 8 tỷ USD để phục vụ xây dựng tường biên giới. Khoản tiền này được cho là được lấy từ ngân sách quốc phòng năm 2019. Tuy nhiên, con số trên mới đáp ứng khoảng 1/3 chi phí trong tổng số 23 tỷ USD để xây bức tường dài 3.200 km tại biên giới với Mexico.
 
Tuy nhiên, người đứng đầu Nhà Trắng cũng thừa nhận quyết định của mình có thể phải đối mặt với các vụ kiện do đảng Dân chủ đứng sau.
 
Quốc hội Mỹ có thể ngăn chặn ông Trump?
Đạo luật Khẩn cấp quốc gia có một số điều khoản cho phép chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia được ban hành trước đó.
 
Đầu tiên, một dự thảo nghị quyết về việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia phải được thông qua tại Hạ viện, trước khi chuyển sang Thượng viện. Nếu lưỡng viện quốc hội nhất trí, dự thảo này sẽ được chuyển tới Nhà Trắng để phê chuẩn.
 
Nếu tổng thống Mỹ phủ quyết ý kiến của quốc hội, lưỡng viện Mỹ cần đa số tuyệt đối tại cả Hạ viện và Thượng viện để bỏ qua quyền phủ quyết của tổng thống và chấm dứt tình trạng khẩn cấp.
 
 
Lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại hạ viện Nancy Pelosi. Ảnh: Reuters.
 
Hiện tại, đảng Dân chủ đang chiếm đa số tại Hạ viện, do đó một nghị quyết về chấm dứt tình trạng khẩn cấp có thể dễ dàng được thông qua. Đảng Cộng hòa hiện kiểm soát Thượng viện, tuy nhiên nhiều thượng nghị sĩ Cộng hòa đã cho cho thấy quan điểm không hài lòng nếu ông Trump kích hoạt tình trạng khẩn cấp để xây dựng tường biên giới.
 
Theo Washington Post, Chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi sẽ sớm đưa ra "nghị quyết chung về việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp" để cản đường tổng thống Trump.
 
Lệnh tình trạng khẩn cấp quốc gia Tổng thống Trump tuyên bố cũng có thể trở thành đối tượng khởi kiện của những người bị ảnh hưởng.
 
Bà Pelosi đã đe dọa sẽ có biện pháp pháp lý chống lại quyết định hôm 15/2 của Tổng thống Trump. Trong khi đó, Tổng chưởng lý bang New York Letitia James đã ra thông báo sẽ khởi kiện quyết định của Tổng thống Trump chỉ vài phút sau khi tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia được đưa ra.

Zing

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

Bài viết cùng chuyên mục

Thái Lan: Xử lý nghiêm hướng dẫn viên du lịch nước ngoài

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã yêu cầu các cơ quan chức năng có hành động pháp lý cứng rắn đối với những người nước ngoài hành nghề hướng dẫn viên du lịch tại nước này

CH Cyprus cung cấp dịch vụ giao thông công cộng miễn phí trong ngày 25/3

Tất cả các dịch vụ giao thông công cộng tại Cộng hòa Cyprus (Síp) sẽ phục vụ miễn phí trong ngày 25/3 (theo giờ địa phương), văn phòng báo chí chính phủ nước này đưa tin.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15/3

Kể từ 15/3, Trung Quốc sẽ cấp lại thị thực cho du khách và người nước ngoài. Đây là một bước tiến quan trọng sau khi nước này dỡ bỏ các biện pháp "Zero Covid" nghiêm ngặt.

Bộ Y tế Canada cấm lưu hành sản phẩm làm sáng da trái phép bán trên mạng

Ngày 11/3, Bộ Y tế Canada đã đưa ra khuyến cáo cấm sử dụng các sản phẩm làm sáng da trái phép đang được bán tại một số cửa hàng hoặc trên mạng Internet.

Tây Ban Nha công bố dự thảo Luật đại diện bình đẳng nhằm thúc đẩy bình đẳng giới

Ngày 7/3, Chính phủ Tây Ban Nha đã công bố dự thảo luật được xây dựng nhằm thúc đẩy tỷ lệ phụ nữ tham gia vào chính trường, cũng như trong các hoạt động kinh doanh.

Chân dung ba nữ Tổng biên tập nữ quyền lực trong làng báo thế giới

Từ tháng 2, tờ Wall Street Journal được đặt dưới sự điều hành của nữ Tổng biên tập đầu tiên trong lịch sử 133 năm của tạp chí danh tiếng này.

Du lịch Nhật Bản vẫn điêu đứng vì hậu Covid-19

Các biện pháp kiểm soát biên giới của Nhật Bản đối với khách du lịch Trung Quốc đã được nới lỏng kể từ hôm 1/3, chấm dứt yêu cầu tất cả du khách phải được kiểm tra Covid-19. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận ...

Indonesia kêu gọi các nước ASEAN hợp tác chống tin giả

Phát biểu tại Hội thảo ASEAN về hướng dẫn quản lý thông tin chính phủ, chống tin giả và thông tin sai lệch trên các phương tiện truyền thông, đại diện Indonesia đã kêu gọi các nước trong khu vực hợp tác chống tin giả ...

Hong Kong bãi bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang từ ngày 1/3

Từ ngày 1/3 tới, chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) thông báo sẽ dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc ở ngoài trời cũng như trong không gian kín và trên các phương tiện công cộng.

UNESCO tổ chức hội nghị quốc tế về thông tin sai lệch và phát ngôn thù hận trên mạng

Mới đây, tại thủ đô Paris của Pháp đã diễn ra hội nghị toàn cầu, trong đó các bên tham gia kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm ra những cách thức bảo vệ tốt hơn trước những thông tin sai lệch và phát ngôn ...