Tây Ninh: Xây dựng thị xã Hòa Thành trở thành đô thị thông minh

Kim Sáng| 27/10/2022 09:11

Đề án “Chuyển đổi số và xây dựng Hòa Thành trở thành ĐTTM giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” là cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, định hướng Nghị quyết, Quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Chương trình chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh...

Cần thiết, phù hợp

Trước bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, đô thị thông minh (ĐTTM) hứa hẹn sẽ đem lại những kết quả tích cực đối với thị xã Hòa Thành. Thời gian qua, việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính của thị xãHòa Thànhđã có những bước phát triển, tạo dựng được một nền tảng ban đầu để xây dựng chính quyền điện tử, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Việc xây dựng và triển khai Đề án “Chuyển đổi số và xây dựng Hòa Thành trở thành ĐTTM giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” là cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, phù hợp với định hướng Nghị quyết số 02-NQ/TUngày 26/01/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Chương trình chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Thị xã Hòa Thành đang triển khai sử dụng có hiệu quả các nền tảng, ứng dụng dùng chung do tỉnh triển khainhư: Hệ thống văn phòng điện tử tập trung (eGov); Hệ thống một cửa điện tử tập trung; Hệ thống phản ánh hiện trường (phần mềm 1022); Hệ thống báo cáo thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh; Phần mềm họp không giấy những hệ thống nói trên đã góp phần tiết kiệm chi phí cho các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức hội, họp, tạo tiền đề cho việc xây dựng chính quyền điện tử tiến tới xây dựng chính quyền số trên địa bàn thị xã Hòa Thành trong thời gian tới.

Thị xã Hòa Thành nhìn từ trên cao - Ảnh: BTN

Ngoài ra, đã triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyếntừ thị xã đến các xã, phường, đáp ứng tổ chức các cuộc họp trực tuyến từ thị xã tới 100% cấp phường, xã, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn, qua đó phục vụ công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo, đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.

Việc ứng dụng CNTT tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của thị xã, xã, phường được quan tâm thúc đẩy, cán bộ tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính đều sử dụng phần mềm một cửa điện tử tập trung.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng CNTT xây dựng chính quyền điện tử, CCHC tại Hòa Thành còn một số tồn tại, hạn chế như sau:Thị xã chủ yếu sử dụng các dữ liệu dùng chung của tỉnh mà chưa có cơ sở dữ liệu (CSDL) riêng của địa phương, nhất là các dữ liệu mang tính nền tảng như đất đai, quy hoạch, xây dựng, đô thị, an ninh trật tự (dữ liệu camera);

Công tác báo cáo số liệu còn mang tính thủ công, chưa được số hóa kịp thời; việc ứng dụng CNTT của người dân, doanh nghiệp trên cổng dịch vụ công trực tuyến còn ít; công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm khuyến khíchngười dân, doanh nghiệp sử dụng và khai thác dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế...

Phấn đấu vào nhóm chuyển đổi số tốt của tỉnh

Để thực hiện Đề án, thị xã Hòa Thành xác định lấy người dân làm trung tâm. Trong đó,việc thúc đẩy chuyển đổi số và xây dựng ĐTTM phải xuất phát từ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn; đảm bảo người dân có nhận thức đầy đủ về các lợi ích cụ thể của Đề án mang lại;

Cạnh đó, đảm bảo 5 chủ thể gồmNgười dân – doanh nghiệp;Chính quyền; Doanh nghiệp công nghệ số; tổ chức xã hội và các nhà nghiên cứu ở các Trường Đại học, học viện tham gia vào việc hoạch định và thực hiện thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng ĐTTM của thị xã.

Hòa Thành phấn đấu vào nhóm các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chuyển đổi số tốt của tỉnh. Cơ bản hoàn thành việc xây dựng các nền tảng của ĐTTM xanh, bền vững vào năm 2030.

Theo đó, đến năm 2025, Hòa Thành nỗ lực duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện cung cấp mức độ 4 ở cấp huyện được cung cấp thông suốt cho người dân và doanh nghiệp; Đảm bảo tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 70% trở lên; 100% hồ sơ được giải quyết thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính;

100% các hệ thống thông tin của thị xã có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được quản lý, xử lý và luân chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật);

100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên hệ thống thông tin báo cáo của thị xã (sử dụng chung nền tảng báo cáo của tỉnh), phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành;

 UBND thị xã Hoà Thành phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo nâng cao nhận thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – sở hữu trí tuệ - Ảnh: CTTĐT Hòa Thành

100% cuộc họp của thị xã thực hiện thông qua hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của ủy ban nhân dân (hệ thống họp không giấy); đạt 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; 80% khu công cộng, du lịch, công nghiệp được lắp đặt hệ thống wifi công cộng; Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%;

Tối thiểu có 2 xã, phường đạt cơ bản về chuyển đổi số; mỗi xã, phường có tối thiểu 50% ấp, khu phố thông minh, có thành lập các tổ công nghệ cộng đồng và tổ chức hoạt động có hiệu quả xây dựng thành mạng lưới công nghệ số cộng đồng với tỉnh và với mạng lưới Quốc gia;Thúc đẩy, hỗ trợ, đảm bảo khoảng 50% người dân và các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng nền tảng thương mại điện tử do tỉnh tổ chức;

100% các trường học, cơ sở y tế trên địa bàn thị xã sử dụng các nền tảng chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt; 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thị xã được tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi số; Hoàn thiện nền tảng bản đồ số và địa chỉ số phục vụ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng ĐTTM ở thị xã; 100% khu vực trọng yếu, đặc biệt về an ninh trật tự (ANTT), du lịch của thị xã được lắp đặt camera giám sát, kết nối với hệ thống camera giám sát tập trung của tỉnh

Đến năm 2030, tăng tỷ lệ các chỉ tiêu lên 30% đối với các chỉ tiêu chưa đạt 100% so với chỉ tiêu năm 2025 và duy trì các chỉ tiêu đã đạt 100%; Tối thiểu có 70% số xã, phường đạt cơ bản về chuyển đổi số; Hoàn thiện các nền tảng cơ bản của ĐTTM theo bộ tiêu chí đánh giá của Bộ TT&TT.

Đề án “Chuyển đổi số và xây dựng Hòa Thành trở thành ĐTTM giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt theo Quyết định số 2087/QĐ-UBND ngày 12/10/2022.

UBND tỉnh Tây Ninh giao UBND thị xã Hòa Thành chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin & Truyền thông, các Sở, ban, ngành tỉnh, cơ quan và đơn vị liên quan tổ chức triển khai phấn đấu thực hiện các mục tiêu của Đề án.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tây Ninh: Xây dựng thị xã Hòa Thành trở thành đô thị thông minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO