Tác động của việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo

Mai Anh| 07/09/2022 09:00

Chính phủ Ấn Độ đã cấm xuất khẩu lúa mì do đợt nắng nóng làm giảm sản lượng và giá nội địa đạt mức cao kỷ lục. Theo chuyên gia Mihir Sharma của Bloomberg Opinion, lệnh cấm xuất khẩu gạo của nước này có thể ảnh hưởng đến các nước đang phát triển khi họ có đủ khả năng chi trả.

Cú giáng vào giá lương thực

Trước đó, nội các Ấn Độ vừa thông qua các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với sản phẩm bột mì để làm dịu giá lương thực tại thị trường nội địa. Lệnh cấm vừa ban hành ngay lập tức đã thúc đẩy nhu cầu đối với bột mì trong bối cảnh lượng xuất khẩu đã tăng 200% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái và đẩy giá tại thị trường nội địa. 

Mới đây, Chính phủ Ấn Độ được cho là đang thảo luận về hạn chế xuất khẩu gạo tấm, chiếm gần 20% lượng xuất khẩu của Ấn Độ ra nước ngoài. Ấn Độ chiếm 40% tỷ trọng trong ngành thương mại gạo toàn cầu. Việc quốc gia này hạn chế xuất khẩu sẽ giáng một cú đánh mạnh hơn vào những quốc gia đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt và nạn đói ngày càng trầm trọng. 

Trong năm nay, vụ lúa của Ấn Độ đã bị ảnh hưởng bởi một loại bệnh “còi cọc” bí ẩn do một loại virus được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2001. Lượng mưa ở Uttar Pradesh và Bihar, các bang sản xuất lúa gạo lớn ở phía Bắc và phía Đông của đất nước này đang giảm mạnh hoặc không ổn định. 

Ảnh minh hoạ 

Chuyên gia cho rằng, quan chức Ấn Độ đang lo lắng về nguồn cung giảm và lạm phát trong nước và hiện cũng đang xem xét hạn chế xuất khẩu gạo. Lệnh cấm bán buôn mà New Delhi thường áp đặt sẽ là một sai lầm nghiêm trọng đối với thế giới và đối với nông dân Ấn Độ.

Lần cuối cùng Ấn Độ đã chặn xuất khẩu lương thực vào năm 2007 và 2008, một quyết định gây ra cuộc khủng hoảng an ninh lương thực kéo dài nhiều năm. Hiện, giá gạo toàn cầu tăng sẽ ảnh hưởng đến các nước đang phát triển vốn đang gặp khó khăn bởi xung đột ở Ukraine đẩy chi phí lương thực, nhiên liệu và phân bón lên cao. 

Lệnh cấm xuất khẩu cũng không làm giảm lạm phát trong nước hoặc cải thiện đáng kể an ninh lương thực của Ấn Độ. Trong tháng 8, Chính phủ Ấn Độ còn 28 triệu tấn gạo trong kho (cao hơn mức 11 tấn mà chính phủ yêu cầu), vì khả năng cạn kiệt nội địa sẽ không sớm xảy ra. 

Trong khi đó, các nhà kinh tế nông nghiệp Ashok Gulati và Ritika Juneja đã chỉ ra rằng lạm phát ở Ấn Độ chủ yếu được thúc đẩy bởi giá nhiên liệu và rau quả, giá gạo chỉ chiếm hơn 2% mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng tháng trước. Hơn nữa, các lệnh cấm xuất khẩu không chỉ ảnh hưởng xấu đến các nước nghèo khác mà còn ảnh hưởng xấu đến những người nông dân ở Ấn Độ, họ sẽ lỡ cơ hội bán ra nước ngoài với giá cao hơn. 

Ông Mihir Sharma cho rằng các quan chức ở New Delhi thường xuyên đạt được sự đồng thuận tại các Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu với danh nghĩa bảo vệ hàng triệu nông dân vùng biên của Ấn Độ. Tuy nhiên, hành động của họ lại đang đề cập đến chính sách thương mại nông sản cho thấy họ quan tâm nhiều hơn đến giá lương thực thành thị chứ không phải lợi nhuận của người dân ở nông trại. 

Gây ra hỗn loạn

Những chỉ trích gần đây mà Ấn Độ nhận được sau khi lệnh cấm xuất khẩu lúa mì dường như đang nỗ lực ngăn chặn việc lặp lại sai lầm tương tự đối với thị trường gạo như năm 2008. Bởi Chính phủ Ấn Độ hiện đang tập trung vào việc hạn chế xuất khẩu gạo 100% tấm, loại gạo chất lượng thấp thường được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ảnh minh hoạ 

Nếu như vậy, tác động chính sẽ là tỷ suất lợi nhuận của người chăn nuôi lợn Trung Quốc. Tỷ suất lợi nhuận thấp đã đẩy nhiều doanh nghiệp ngừng kinh doanh khiến đàn lợn của Trung Quốc bị thu hẹp. 

Điều đó đã khiến giá thịt lợn tăng hơn 20%, đẩy lạm phát tiêu dùng nói chung ở Trung Quốc lên mức cao nhất trong hai năm và ảnh hưởng đến giá thịt lợn tại các nước lân cận. Tuy nhiên, vấn đề này không nghiêm trọng với sự hỗn loạn mà lệnh cấm gạo toàn diện sẽ gây ra.

Việc Ấn Độ ngừng xuất khẩu khiến nguồn cầu khan hiếm, Việt Nam và Thái Lan, các nhà xuất khẩu lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới có thể cũng làm như vậy để dự trữ gạo trong nước. Đặc biệt, lúa gạo vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào gió mùa.

Tại Ấn Độ, các bang Tây Bengal, Bihar và đông Uttar Pradesh những vùng có lượng mưa lớn đang giảm nghiêm trọng, cũng là những vùng chưa phát triển hệ thống thủy lợi đầy đủ. Kết quả là nông dân ở các bang này phải vật lộn để sản xuất các vụ mùa ổn định.

Tình trạng thiếu nước tưới cùng với thực hành nông nghiệp kém đã dẫn đến năng suất thấp đáng báo động. Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, sản lượng lúa ở Ấn Độ năm 2020 dưới 4 tấn/ha, ở Việt Nam là gần 6 tấn/ha. Ngay cả Bangladesh cũng quản lý năng suất 4,8 tấn/ha, mức trung bình ở châu Á. Bước lớn nhất mà Ấn Độ có thể thực hiện đối với an ninh lương thực của thế giới và trong nước này là tìm biện pháp trồng lúa hiệu quả hơn. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tác động của việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO