Tìm lại bài thuốc cổ truyền của người Thái đen chữa các bệnh về phổi

Thành Phan| 31/05/2022 09:18

Thuốc y học cổ truyền của người Thái đen mà lương y Lang Thị Quynh sử dụng ở Thanh Hóa đang giúp nhiều bệnh nhân chiến thắng bệnh về phổi. Nhiều người tình trạng bệnh đã chuyển thành mạn tính, xuất hiện biến chứng.

Tiếng nói từ người bệnh

Sau những ngày dài thực hiện giãn cách, hạn chế tiếp xúc để phòng, chống dịch COVID-19, Phòng chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh, số 28, đường Đinh Liệt, thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) do lương y Lang Thị Quynh làm chủ đã trở lại đông đúc người bệnh đến khám, bốc thuốc chữa bệnh. Ở vùng sơn cước, căn nhà ấy tuy không rộng, nhưng thơm ngào ngạt mùi thuốc ở rừng.

Một ngày gần đây, bà Vũ Thị Hồng Khánh, ở số nhà 287, phố Cầu Huyện, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) đã nhờ con trai đưa vào Thanh Hóa để cảm ơn lương y Lang Thị Quynh sau hành trình dài "chiến đấu" và chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo. Câu chuyện của bà Hồng Khánh khiến nhiều người cùng cảnh ngộ xen lẫn nước mắt, nụ cười.

Bà Hồng Khánh kể, đầu năm 2018, bà thấy ho liên tục, uống thuốc không thuyên giảm, nên được con trai đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình khám. Tại đây bà được chẩn đoán mắc căn bệnh u ác tính phổi phải. Không tin với "bản án tử”, gia đình quyết đưa bà đến Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều) thực hiện lại các xét nghiệm. Nhưng rồi kết quả cũng chẳng khác.

"Đầu tháng 5/2018, tôi bắt đầu truyền hóa chất tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. Sau mỗi đợt truyền, người yếu đi thấy rõ, chân tay tê bì, da xanh nhợt nhạt. Biết bệnh nhưng tôi vô tư lắm, vẫn thường kể truyện cười cho những bệnh nhân cùng khoa cho khuây khỏa. Nhưng sau mũi truyền hóa chất cuối cùng, về nhà được 2 hôm thì tôi bị sốt và ho ra máu, phải trở lại bệnh viện. Chỉ duy nhất lần đó tôi khóc. Khóc vì tôi đã phải chịu đựng đau đớn giày vò đằng đẵng hơn 10 tháng trời, nhưng bệnh vẫn vậy", bà Hồng Khánh kể.

Bà Vũ Thị Hồng Khánh vui mừng vì đã dùng thuốc của lương y Lang Thị Quynh hỗ trợ điều trị bệnh hiểm nghèo 

Sau lần ấy, bà Hồng Khánh tìm đến các bài thuốc y học cổ truyền với hy vọng cắt đứt những cơn ho dai dẳng kéo dài. Và bà tìm đến các thuốc y học cổ truyền của lương y Lang Thị Quynh sau lời giới thiệu của một người đã khỏi bệnh phổi ở cùng thị trấn.

Bà Hồng Khánh bộc bạch: "Khoảng tháng 6/2019, tôi bắt đầu sử thuốc lá nam của lương y Quynh để đun uống và đắp chườm. Các cụ xưa nói "Nam dược trị nam nhân" rất đúng, qua từng ấm thuốc, tôi cảm nhận rõ rệt sự thay đổi tích cực trong cơ thể mình. Sau 3 tháng dùng thuốc, những cơn ho của tôi đã dứt hẳn. Tôi ngủ sâu giấc, ăn ngon và tăng cân trở lại với ngày trước khi xạ trị".

Rồi bà cười giòn giã: “Tôi bị u ác tính đã qua truyền hóa chất, nhưng đợt đầu năm nay tiêm 3 mũi vắc-xin COVID-19, sau đó bị nhiễm bệnh, nhưng có hề hấn gì đâu. Nhờ kết hợp điều trị y học hiện đại và y học cổ truyền mà tôi sống trụ được đến hôm nay”.

Một bệnh nhân khác tìm đến Phòng chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh cũng với những cơn ho dai dẳng, mất ngủ triền miên, ăn kém, người sụt cân. Chị là Nguyễn Thị Lai (SN 1978) ở xóm 1, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An).

heo chị Lai, khoảng giữa năm 2018, chi ho kéo dài, ra đờm kèm theo tia máu, lại sốt cao, phải điều trị ở bệnh viện nhiều tháng liền. Xuất hiện về nhà chưa được bao lâu, những ho dai dẳng lại tiếp diễn khiến chị mất ngủ, trọng lượng cơ thể giảm từ 48kg còn 35kg.

Tôi hỏi, chị biết bệnh của mình không? Chị Lai lắc đầu: “Con tôi nói bác sĩ cho biết mẹ bị viêm phổi cấp, phải điều trị dài ngày. Nhưng đến giờ tôi vẫn cứ thắc mắc tại sao bị viêm phổi cấp mà phải điều trị nhiều tháng đến vậy. Nhiều lúc tôi vẫn nghĩ con trai sợ mẹ buồn nên giấu bệnh của tôi. Nhưng kệ, điều trị bệnh gì thì tinh thần cũng phải thoải mái”.

Tháng 11/2018, chị Lai tìm đến thuốc y học cổ truyền của lương y Lang Thị Quynh. Tại đây, chị được lương y Quynh cho phác đồ điều trị gồm phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Trong đó có thuốc uống, thuốc đắp chườm phía sau lưng và ngực. "Kiên trì với các bài thuốc ấy mà chỉ sau 3 tháng, tôi đã dứt hẳn cơn ho, ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc. Đầu năm 2019, tôi đã có thể trở lại công việc đồng áng bình thường", chị Lai kể.

Lúc tôi đến thăm nhà, chị Lai với nước da hồng hào, dáng người khỏe khoắn, đôi tay rắn chắc đưa những nhát cuốc chắc nịch xuống mảnh đất bên hông nhà để chuẩn bị gieo vụ rau mới. Chồng chị, anh Nguyễn Bá Chung khoe vợ mình đã tăng thêm được 2kg so với ngày trước khi mắc bệnh. Rồi anh khẳng định: "Thuốc y học cổ truyền của lương y Lang Thị Quynh ở Thường Xuân, Thanh Hóa có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiểm nghèo. Vợ tôi may mắn được hợp thầy hợp thuốc".

Chỉ thời gian ngắn điều trị kết hợp với thuốc y học cổ truyền của người Thái đen, chị Nguyễn Thị Lai đã có thể làm được công việc hằng ngày

Khám phá bài thuốc

Không chỉ riêng bà Hồng Khánh, chị Lai, mà rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp mà chúng tôi gặp đã được chữa bằng bài thuốc y học cổ truyền của Phòng chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh. Trong đó có bà Vũ Thị Liên, ông Phạm Đình Thanh, cùng ở thôn Trung Lao, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh (Nam Định); ông Bùi Thế Chỉnh ở khu 8, thôn Tân Hùng, xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh (Phú Thọ); ông Lê Bá Hội ở khu phố Tân Thịnh, thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân (Thanh Hóa)…

Theo lương y Lang Thị Quynh, xã hội phát triển, môi trường sống cũng ô nhiễm nhiều hơn, cộng với thói quen hút thuốc, hoặc do yếu tố di truyền, dịch bệnh COVID-19... khiến nhiều người mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Trong đó đáng nói là các bệnh phổi mạn tính (COPD), viêm phổi, xơ phổi, u phổi, hen, giãn phế quản,...

Đa phần các bệnh nhân tìm đến Phòng chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh khi bệnh đã nặng với các biểu hiện ho dai dẳng, sụt cân, mất ngủ triền miên. Cá biệt có những trường hợp ho dữ dội, ra máu, khi ho phải quỳ xuống nền nhà, da nhợt nhạt, thể trạng gầy sụp. Thậm chí nhiều người bệnh đã xuất hiện cơn đau âm ỉ sau lưng vùng ngực, kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) phát hiện có khối u trên đường hô hấp, teo phổi...

Bài thuốc nam chữa bệnh phổi mạn tính của Phòng chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh

Tùy vào cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh, họ được lương y Lang Thị Quynh lên phác đồ điều trị bằng các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc (xoa bóp). Lương y Quynh cho biết, những bài thuốc này vốn là thuốc của người Thái đen ở làng Chiềng, xã Yên Nhân, huyện biên giới Thường Xuân, được mẹ dùng chữa bệnh cho quan lại, địa chủ phong kiến trong vùng. Được thừa hưởng, rồi qua quá trình cứu chữa cho người bệnh bà đã tự nghiên cứu, chắt lọc và phát triển để bài thuốc cho hiệu quả cao nhất. Bài thuốc là sự kết hợp theo tỷ lệ hài hòa hơn 10 loại thảo dược quý, gọi theo tiếng Thái: chưa lướt, co khăm bức, co tan pạo, chưa thau kinh, chưa nếp leo...

Điều khác biệt trong phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền của người Thái đen được lương y Lang Thị Quynh sử dụng là việc xoa bóp trị liệu bên ngoài được thực hiện với các loại lá cây giã hoặc xay nhuyễn, cho lên bếp sao khô cùng với thảo dược dạng nước để có tác dụng cao nhất. Trong thời gian điều trị, người bệnh phải kiêng dùng thị trâu, thịt chó, thị bò, mắm tôm và các loại đồ uống có cồn, thuốc lá.

Lương y Lang Thị Quynh cho biết thêm, không chỉ điều trị các bệnh phổi mạn tính, bài thuốc này đã được dùng điều trị và cho hiệu quả tích cực đối với nhiều bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 ở giai đoạn hậu COVID-19 với các biểu hiện như ho giai dẳng, khó thở, hụt hơi...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tìm lại bài thuốc cổ truyền của người Thái đen chữa các bệnh về phổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO