Sự thật nhuốm máu đằng sau vẻ đẹp xa hoa của những bộ trang sức quý giá của các phi tần nhà Thanh thời xưa

Dương Huyền| 04/02/2022 06:54

Đồ trang sức phổ biến ở triều đại nhà Minh và nhà Thanh có màu sắc phong phú, khác với thời nhà Đường và nhà Tống, vốn ưa chuộng đồ trang sức bằng vàng và bạc nguyên chất. Từ thời nhà Hán đến nhà Minh và nhà Thanh, "màu xanh lam" đã phổ biến trên vương miện của các hoàng hậu và phi tần trong cung.

Điểm Thúy, tiếng Anh gọi là: Kingfisher feather art, tức là nghệ thuật phỏng lông chim bói cá, là một công nghệ chế tạo đồ trang sức vàng và bạc truyền thống tinh xảo bậc nhất Trung Hoa. Tuy chỉ là một kỹ thuật phụ trợ trong việc chế tạo các vật phẩm hay đồ trang sức, Điểm Thúy có tác dụng tô điểm đồ trang sức bằng vàng bạc, làm chúng trở nên mỹ lệ.

trang sức điểm thúy 1

Điểm Thúy – dùng lông chim tươi khảm vào đồ trang sức, châu báu (Ảnh minh hoạ​)

Mặc dù không có độ sáng như các đồ trang sức từ ngọc thạch hay vàng bạc, nhưng điểm thúy lại hàm chứa một ý vị thiên nhiên, là một công nghệ vô cùng tinh xảo, thể hiện một vẻ đẹp kín đáo cùng màu xanh lam đặc biệt. Màu xanh như vậy có thể được nhìn thấy trên hoa tai cổ, nhẫn, hoa cài đầu và các phụ kiện khác của các phi tần nhà Thanh .

trang sức điểm thúy 7

Điểm Thúy được làm từ sự kết hợp giữa lông chim bói cá và trang sức vàng bạc. Thông thường, các kim loại như vàng, bạc sẽ được làm thành phần đế hoặc khung, sau đó người thợ sẽ khảm những chiếc lông chim bói cá màu xanh lên. Những chiếc lông chim bói cá được dán thứ tự vào chân trống qua các bước chọn, sắp xếp, chia và dán, sao cho phối hợp màu sắc, độ tương phản màu sắc nét, tạo thành họa tiết cầu kỳ, tinh tế.

trang sức điểm thúy 2

Những hoa văn này thường được khảm các loại đá quý như ngọc trai, ngọc lục bảo, san hô đỏ, mã não càng khiến chúng trở nên sang trọng và quý phái.

Sở dĩ điểm thúy được giới quý tộc ưa chuộng, ngoài tính thẩm mỹ còn phải nói đến độ quý hiếm của nó. Bói cá là loài chim có thân hình nhỏ nhắn, chuyển động linh hoạt, kích cỡ của nó chỉ ngang một con chim sẻ bình thường nên rất khó bắt.

trang sức điểm thúy 4

Ngay từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc, trong “Sách các loài chim”, Bói cá đã được biết rằng “lông của nó đáng giá ngàn vàng”.

Để làm ra một món trang sức điểm thúy thông thường phải cần đến mấy chục sợi lông chim bói cá. Đáng nói, người thợ không được sử dụng lông chim bói cá đã chết hoặc bị bệnh, cơ thể yếu ớt - vì khi đó lông chim bói cá sẽ mất đi màu sắc rực rỡ vốn có.

trang sức điểm thúy 5

Vậy nên để đảm bảo có những sợi lông chim với màu sắc đẹp nhất, người ta sẽ dùng kéo cắt bỏ phần lông chim xung quanh cổ bói cá khi nó còn đang sống.

Về thu hoạch lông chim bói cá, được miêu tả tỉ mỉ trong Phát sức thiên của “Châu thúy quang hoa” viết: “Dùng cây kéo nhỏ cắt lông chim xung quanh cổ chim phỉ thúy còn sống, nhẹ nhàng dùng cái nhíp mà gắp, đem lông chim sắp xếp lên khung. Lông chim bói cá màu thúy lam, màu tuyết thanh là thượng phẩm, nhan sắc sáng rõ, vĩnh viễn sẽ không mất màu”.

trang sức điểm thúy 0

Một sản phẩm hoàn thành với kỹ thuật Điểm Thúy có độ bóng sáng tốt, màu sắc cực diễm lễ, hơn nữa nó không bao giờ bị bạc màu. Những phụ kiện của bộ y phục, phượng quan (vương miện phượng hoàng) các loại đều sử dụng trang trí với lông chim phỉ thúy, trải qua những năm tháng dài đằng đẵn nhưng vẫn luôn sáng bóng và tươi đẹp.

trang sức điểm thúy 6

Theo ghi chép, kĩ thuật điểm thúy được thấy lần đầu tiên trong thời nhà Hán, nhưng đến thời nhà Minh và nhà Thanh mới được sử dụng rộng rãi, trải qua một giai đoạn không ngừng phát triển và cải thiện, đến thời Càn Long nó đã lên đến đỉnh cao.

trang sức điểm thúy 3

Tuy nhiên, vào cuối thời nhà Thanh, lông chim công và màu xanh lam bị cháy được sử dụng để thay thế lông chim bói cá, cũng như lông ngỗng được nhuộm, ruy băng sa tanh xanh ... Sau khi được trang trí bằng kỹ năng, hiệu ứng thể hiện không kém gì lông chim bói cá.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sự thật nhuốm máu đằng sau vẻ đẹp xa hoa của những bộ trang sức quý giá của các phi tần nhà Thanh thời xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO