Sàn thương mại điện tử: "Vũ khí" mới cho doanh nghiệp

PV| 06/09/2022 11:58

Trong thời kỳ dịch Cobid -19, thị trường đã chứng kiến ​​nhiều thay đổi cả về thói quen tiêu dùng và nền tảng kinh doanh của các doanh nghiệp. Những ứng dụng công nghệ mới nhằm tăng khách hàng, tăng doanh số đang là “vũ khí mới” mà các sàn thương mại điện tử cung cấp cho doanh nghiệp.

Thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á chỉ trong vài năm vừa qua, đặc biệt sau “cú hích” từ đại dịch Covid-19. TMĐT đã trở thành công cụ hỗ trợ quan trọng, giúp các doanh nghiệp triển khai nhanh chóng và dễ dàng các hoạt động kinh doanh trên hành trình phục hồi và phát triển trong bối cảnh bình thường mới.

Các doanh nghiệp đã tích cực đổi mới mô hình kinh doanh, chuyển dần hoạt động kinh doanh sang nền tảng kỹ thuật số để cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh, thích ứng trong bối cảnh mới. Trong đó, đẩy mạnh TMĐT là một trong những giải pháp phổ biến và cũng đang trở thành xu hướng bắt buộc giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 

Ảnh minh hoạ 

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Công thương, doanh thu TMĐT Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Dự báo năm 2022 - 2025, Việt tăng trung bình 25%/năm, đạt 35 tỷ USD vào năm 2025 và chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước.  

Theo nghiên cứu của Statista, Việt Nam được dự báo sở hữu thị trường mua sắm trực tuyến lớn thứ hai tại Đông Nam Á trước năm 2025. Đây sẽ vẫn là "miếng bánh màu mỡ" cho các doanh nghiệp khai thác và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thời gian tới nhờ việc chiếm ưu thế trong số các hình thức mua hàng qua mạng, cũng như sự tiện lợi của các giao dịch thanh toán. 

Bởi các sàn đang đẩy mạnh đầu tư, đưa ra nhiều giải pháp mới để tăng tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng, qua đó hỗ trợ, tăng lượng tiêu thụ hàng hóa cho nhà bán hàng trên sàn TMĐT. Nhiều nhà bán hàng đang được hưởng lợi lớn từ cuộc đua này.  

TMĐT đang mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trước hết là việc mở rộng đối tượng khách hàng. Theo nghiên cứu của Facebook, hơn 81% người tiêu dùng nhận thấy sự thay đổi thói quen mua sắm kể từ khi đại dịch bùng phát, chuyển sang mua sắm trực tuyến và 92% trong số họ cho biết sẽ duy trì thói quen đó. 

Đồng thời, cơ hội cho doanh nghiệp còn thể hiện ở sự đa dạng của các mặt hàng kinh doanh trực tuyến. Trước đây, các sản phẩm bán online chủ yếu là mỹ phẩm, thời trang thì nay nhiều mặt hàng khác như thực phẩm tươi sống, thức ăn nhanh cũng rất phổ biến, đặc biệt là sự bùng nổ của các “ông lớn" điện tử trên các nền tảng. 

Các sàn TMĐT cũng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới để nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, qua đó tăng tương tác, tăng doanh số cho các nhà bán hàng. Những sáng kiến mới về phát triển sản phẩm và dịch vụ tài trợ, giải pháp sử dụng các công nghệ mới nhất như Trí tuệ nhân tạo (AI), Điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big Data)… cho phép thương hiệu và nhà bán hàng có thể tự động hóa các chiến dịch tiếp thị trên sàn TMĐT. 

Ảnh minh hoạ 

Điều này vừa giúp các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý chiến dịch bán hàng vừa làm tăng trải nghiệm của khách hàng, thay đổi diện mạo ngành bán lẻ, đặc biệt với những khách hàng Gen Z (Thế hệ trẻ sinh ra từ năm 1997 đến năm 2012). Theo khảo sát tại Diễn Đàn Tương Lai Thương Hiệu LazMall (BFF) do "ông lớn" TMĐT Lazada tổ chức, 57% khách hàng có thói quen tìm kiếm sản phẩm trực tiếp trên công cụ tìm kiếm của sàn TMĐT. 

Các chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT dự báo 5 ngành hàng tiềm năng với xu hướng tăng trưởng mạnh trên sàn TMĐT trong thời gian tới sẽ là: thời trang và phụ kiện; điện tử dân dụng; đồ chơi và sở thích cá nhân; nội thất và đồ gia dụng; thực phẩm và chăm sóc cá nhân… Đây là những ngành hàng phổ biến với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt lợi thế hơn với doanh nghiệp Việt Nam. 

Trong khi đó, TMĐT xuyên biên giới tiếp tục sẽ là một lĩnh vực mà các doanh nghiệp loại bỏ được các bước trung gian, kiểm soát được mặt hàng, nhà phân phối, phản hồi từ khách hàng, định vị được thương hiệu… từ đó, giúp giảm chi phí và bán hàng hiệu quả hơn. Quan trọng hơn, cơ sở hạ tầng pháp lý liên quan đến TMĐT như thuế, hải quan, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… cơ bản đã hoàn thiện đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Sàn thương mại điện tử: "Vũ khí" mới cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO