Rợn người với quy trình làm kem “siêu bẩn” giữa lòng thành phố

Văn Duẩn| 04/07/2017 07:31

PV báo CL&XH đã có cuộc thâm nhập vào một số cơ sở sản xuất kem nằm trên địa bàn TP. Hà Nội, tận mắt chứng kiến những công đoạn chế biến mất vệ sinh.

Quy trình chế biến rất mất vệ sinh

Nằm trong con ngõ nhỏ thuộc địa phận thị trấnThườngTín (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội), cơ sở sản xuất kem của gia đìnhông V.V.B.đã hoạt động gần 10 năm. Hằng ngày, có đến hàng ngàn cây kem từ xưởng nhà ông B. xuất ra ngoài thị trường. Khi chỉ mới đến gần cơ sở sản xuất, rất dễ dàng để nhận thấy khung cảnh náo nhiệt của cơ sở sản xuất kem này, qua những tiến gồn của máy móc hoạt động suốt ngày đêm.

Một nhân công nữ đang dùng ca múc nguyên liệu đã được trộn đổ vào khuôn

BàN.T.H. (68 tuổi, hàng xóm nằm đối diện với nhàông B.) cho hay, xưởng sản xuất của gia đình ông B. hầu như hoạt động quanh năm. Tuy nhiên, khi thời tiết chuyển sang hè, thì cường độ sản xuất tăng lên gấp nhiều lần. Máy móc ngày đêm hoạt động gây tiếngồn rất lớn, ảnh hưởng đến người dân xung quanh.

Bà H. còn bật mí thêm: “Không hiểu kem từ đây ra ngon lành gì mà nhiều người đến mua thế. Riêng người dân nơi đây thì có cho họ cũng không dám động vào”. Khi được hỏi nguyên nhân tại sao, thì PV nhận được những cái lắc đầu ngao ngán: “Bẩn lắm, cháu cứ thử vào thì biết”. Sau khi tiếp xúc thêm một vài người dân sinh sống cạnh đó để tìm hiểu thêm về cơ sở sản xuất kem của gia đình ông B., PV quyếtđịnh thâm nhập vào cơ sản xuất kem này.

Trong vai nhân viên kinh doanh của một siêu thị nằm trên địa bàn huyệnThườngTín muốn tìm đầu mối cung cấp kem cho siêu thị, PV khá dễ dàng tiếp cận được với cơ sở sản xuất kem của ông B.. Để tạo lòng tin cho phía “đối tác” trước khi xâm nhập, PV đã nhờ người làm một vài tấm card visit, tránh ánh mắt soi mói, cũng như nhưng câu hỏi dò xét từ phía chủ cơ sở.

Tiếp xúc với PV, ông B. rất tự tin khi quảng bá thương hiệu kem được sản xuất từ cơ sở của mình. Ông B. cho hay: “Cơ sở của chúng tôi có uy tín gần chục năm ở đây rồi. Nhiều siêu thị cũng đến đặt hàng. Chúng tôi đang có chiến lược mở rộng thương hiệu kem của mình đi xa hơn, chứ không chỉ ở khu vực huyện ThườngTín này đâu. Thợ làm kem ở đây đều là người có tay nghề, được đào tạo bài bản nên nắm rất rõ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Máy trộn nguyên liệu làm kem cáu bẩn như lâu rồi chưa có ai lau chùi

Khi PV bày tỏ nguyện vọng được đi tham quan cơ sở sản xuất, ông B. lưỡng lự một lúc rồi gật đầu đồng ý. Theo quan sát ban đầu của PV, cơ sở sản xuất kem của ông B. không như những gì ông quảng cáo. Căn nhà cấp 4 chật hẹp, nền nhà lúc nào cũng ướt nhẹp, vương vãi bột làm kem và nước siro. Chính giữa gian phòng là một chiếc máy trộn nguyên liệu khá cũ kĩ và cáu bẩn, như lâu rồi chưa được ai lau chùi. Các khay đựng kem cũngở trong tình trạng tương tự. Nhìn những cảnh tượng này, chẳng ai có thể nghĩ những que kem nhìn rất hấp dẫn, bắt mắt lại được làm bằng những dụng cụ như này.

Phía dưới nền của cơ sở này, cứ khoảnghai métthấy một tấm bìa có cơm pha với bả để diệt ruồi. Ông B. cho hay: “Vì là làm kem có rất nhiều đồ ngọt, mùi thơm nên ruồi đến nhiều, cơ sở chưa tìm được phương pháp hữu hiệu để diệt, nên đành phải dùng cách thủ công này. Điềuđáng nói hơn là trong gian xưởng có năm người nhân công (2 nữ, 3 nam), không một ai đeo găng tay bảo hộ theo quy định tối thiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên liệu sau khi được trộn đều được những nhân công này dùng tay trầnđánh tan cục, trước khi đổ vào những khuôn làm kem và mang đi làm lạnh.

Mỗi cây kem ngậm cả chục hoá chất

Với mỗi mẻ kem ra lò sẽ được đẩy thẳng đến vị trí đóng gói của hai người nhân công nữ. Những người này cho kem thành phẩm vào bao bì được làm sẵn chờ đóng gói rồi đợi tung ra thị trường. Với những công đoạn như này, cơ sở sản xuất kem nhàông B. mỗi ngày tung ra thị trường hàng ngàn que kem.

Một gói đường hoá học như này chỉ có giá 20 ngàn đồng nhưng có thể làm ra hàng ngàn que kem

Lân la tiếp chuyện với một người nhân công nữ đang thực hiện đóng gói kem thành phẩm,  PV được biết những nhân công làm việc ở đây không phải những thợ làm kem có kinh nghiệm như lời ông B. nói. Họ đều là những nhân công thời vụ, rảnh rỗi việc đồng áng hoặc mới ra trường chưa có việc làm, nên vào đây làm kiếm thêm thu nhập.

Một nữ nhân công cho biết thêm, tuy làm việc ở đây được khoảng ba tháng nhưng cô chưa từng ăn một que kem nào. Chẳng phải ông chủ khắt khe với nhân công, mà chính những người công nhân làm ở đây như cô biết rõ nhất những gì có trong que kem này. Theo đó, để giảm tối đa chi phí nguyên liệu đầu vào, ông B. thường nhập nguyên liệu của những cơ sở làm kem ở Bắc Giang. Cứ hai ngày một lần, hàng được chuyển đến cho ông B. vào buổi sáng sớm, để nhân công có nguyên liệu sản xuất. Cô gái này vừa nói vừa chỉ tay ra phía những bao tải loại 50kg đang chất thành đống sát gần vách tường. “Đấy là bột làm kem, còn hương liệu và chất tạo màu được để trong kho”.

Theo tìm hiểu của PV, tất cả những nguyên liệu dùng để sản xuất kem này đều không được bán đại trà mà phải nhập lại từ những cơ sở sản xuất kem khác. Giá của những nguyên liệu này cũng cực kì rẻ, khi bột làm kem chỉ 60 ngàn đồng/kg, một chai siro loại một lít có giá 20 ngàn đồng, và đường cũng được mua với giá 20 ngàn đồng/kg. Với lượng nguyên liệu như đã kể trên có thể tạo ra hàng chục mẻ kem.

Đặc biệt hơn, nắm bắt được nhu cầu của người dùng, bên cạnh những que kem với màu trắng sữa truyền thống, cơ sở củaông B. còn sử dụng phẩm tạo màu có xuất xứ từTrung Quốc, để tạo ra những que kem có màu sắc bắt mắt và hấp dẫn hơn. Nhân công ở đây tiết lộ, những cây kem màu sắc nổi bật thường được các đại lý nhập hàng với số lượng nhiều hơn kem có màu trắng bình thường.

Một người nhân công khác ví dụ thêm: “Anh cứ ước tính, mỗi ngày, cơ sở làm từ 50 đến 60kg kem. Cứ 5kg kem tương đương với 70 đến 80 cây kem. Để làm ra khối lượng kem như vậy cần1,5 kg bột kem, rồi hương liệu, nguyên liệu và nữa tính ra mỗi mẻ kem chỉ có chi phí sản xuất hơn 100 ngàn đồng. Tuy nhiên khi ra ngoài thị trường, kem được bán với giá 40 ngàn đồng/kg. Tính sơ sơ cũng đã thấy lãi rồi. Chẳng phải thế mà bọn em làm ở đây, tuy chẳng thích thú gì vì toàn sống chung với ruồi muỗi, nhưng được cái công xá cao”.

PGS.TS TrầnĐáng (nguyên Cục trưởng Cục Vệ sinh An toànThực phẩm - Bộ Y tế) cho biết: “Để sản xuất được một que kem đáp ứng đầy đủ các tiêu chí người tiêu dùng mong muốn thì ngoài việcđảm bảo về chất lượng còn phải tuân thủ theo những quy định hiện hành của ngành hàng sản xuất. Những hoá chất không rõ nguồn gốc được dùng trong sản xuất kem để tạo màu, tạo mùi hương có tác hại rất lớn đối với người tiêu dùng. Những chất này sau khoảng thời gian tích tụ trong cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến tiêu hoá”. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Rợn người với quy trình làm kem “siêu bẩn” giữa lòng thành phố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO