Chợ đồ cũ Vạn Phúc - hồi tưởng của những người ưa hoài niệm
Có thể nói, chợ đồ xưa hay đồ cổ ở Thủ đô đã tạo nên một hình thức hài hòa giữa thương mại và văn hóa truyền thống tạo nên nét độc đáo. Chợ không chỉ là nơi buôn bán mà còn là một địa chỉ giao lưu văn hóa lịch sử. Không ồn ào và hối hả như các phiên chợ khác, chợ đồ cũ Vạn Phúc, Hà Đông, vẫn lặng lẽ hoạt động tại một không gian cổ kính nằm khuất trong 1 góc nhỏ Hà Nội.
Trước đây, chợ đồ cũ Hà Đông thường họp theo phiên vào các ngày 5, 10, 15, 20, 25 và 30 âm lịch hàng tháng. Thế nhưng, hiện tại hầu như ngày nào các cửa hàng trong chợ cũng mở cửa đón khách. Khu chợ này nằm rải rác trong 3 đến 4 dãy phố, xen kẽ giữa những quán ăn và nhiều ngôi nhà mới xây.
Chợ đồ cũ Hà Đông không chỉ là “thiên đường” của những đồ cũ giá rẻ và vẫn có giá trị tiếp tục sử dụng, mà nơi đây còn bày bán nhiều đồ cổ có giá trị cao, gắn liền với một thời kỳ lịch sử. Đó là những đồng xu cổ, tiền cổ; lật đật, búp bê Nga, bi đông đựng nước của bộ đội thời chiến. Hay còn cả những món đồ cổ có giá trị kinh tế cao như những bình gốm, chậu đồng, những bức tranh, các sản phẩm tiểu thủ công tinh xảo.
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
Vì là chợ đồ cũ, những sản phẩm đều đã qua tay nên chất lượng thường "hên xui". Có những cửa hàng xịn, họp trong nhà thì người mua có thể tìm được những sản phẩm gia dụng như điều hòa, lọc không khí của Nhật bãi vẫn còn mới đến 80%. Nhưng giá thành của những sản phẩm này thường sẽ đắt hơn nhiều so với mặt bằng chung các sản phẩm ở chợ.
Chị Quỳnh, phường Mễ Trì cho biết: “Chợ đồ cũ với tôi không phải để mua bán, hàng tuần tôi vẫn đến đây đều đặn 2/3 lần để tìm lại những cảm giác hoài niệm ngày xưa trong các món đồ. Chợ này còn là nơi các cụ cao tuổi ghé qua để đi dạo, để ngắm cho đã mắt, sờ mó mấy đồ xưa cũ cho thanh thản. Mà cái chợ này hay lắm, hôm nay mua nhưng mai không thích thì ra đổi lại thoải mái, đổi cái khác cũng được, giao lưu mà.
Theo khảo sát một vòng quanh chợ, phóng viên nhận thấy rằng giá bán các món đồ cũ ở đây khá linh động, chủ yếu là thuận mua vừa bán. Người mua và người bán cứ thoải mái trò chuyện rồi định giá món hàng nhẹ nhàng như bông. Chị Hà mua chiếc đĩa nhỏ bằng bạc với giá 20.000 đồng, trả tiền xong lại nài nỉ chị bán hàng cho xin thêm chiếc thìa bạc, vậy là được miễn phí.
Việc duy trì chợ đồ xưa Vạn Phúc giống như một gạch nối liên kết giữa quá khứ và hiện tại để người đương thời biết trân trọng những gì đang có và biết nâng niu những gì đã thuộc về quá khứ xa xôi.