Tại sao Tử Cấm Thành xây 9999 phòng mà không có lấy một nhà xí? Hoàng đế, Hoàng hậu, quần thần, cung nữ... tất cả đi vệ sinh bằng cách nào?

Xã hội - Ngày đăng : 12:31, 06/10/2021

Tử Cấm Thành từ ban đầu đã không được thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh. Tất cả nhà vệ sinh công cộng hiện nay đều được xây dựng mới vì mục đích phục vụ khách du lịch.

Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia thuộc hai triều đại Minh - Thanh, trước đây được gọi là Tử Cấm Thành, là một trong trong những kiến trúc cổ được xây dựng bằng gỗ có quy mô lớn nhất thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Tử Cấm Thành có tổng diện tích 720.000 m2, diện tích kiến trúc là 150.000 m2, bao gồm hơn 70 cung điện lớn nhỏ và 9999 phòng.

Tử Cấm Thành 0

Tử Cấm Thành chỉ xây 9999 phòng và không hề có nhà vệ sinh

Tại sao Tử Cấm Thành lại có 9.999 gian phòng mà không xây tròn thành 10.000?

Theo quan niệm của vua chúa Trung Hoa xưa, chỉ có Ngọc hoàng đại đế - vị vua tối cao của bầu trời, chủ của thiên đình mới có thể sở hữu và sử dụng 10.000 gian phòng. Xưa kia, Hoàng đế Trung Quốc vẫn luôn được coi là thiên tử, con trời, địa vị thấp hơn Ngọc hoàng đại đế nên không thể sử dụng 10.000 gian phòng. Chính vì vậy, Tử Cấm Thành được xây dựng với 9.999 phòng là tối đa.

Tử Cấm Thành 1

Tại sao lại có nhiều số 9 vậy?

Theo quan niệm của người Trung Quốc, số 9 được coi là con số là con số may mắn,tượng trưng cho Hoàng đế. Đây là con số hoàn hảo, viên mãn và tròn đầy. Chính vì vậy, 9.999 phòng trong Tử Cấm Thành tượng trưng cho quyền lực tuyệt đối và sự vương giả của bậc đế vương. Chỉ có Hoàng đế mới sử dụng con số 9 quyền lực này trong kiến trúc. Ngoài ra không có ai dám sử dụng con số đó vì nếu dùng sẽ có thể phải trả giá bằng cả tính mạng.

Không chỉ có 9.999 phòng, Tử Cấm Thành có 9 cửa dẫn vào nội đình (hậu cung). Ngai vàng của Hoàng đế cũng được đặt trên 9 bậc. Họ cũng thường cho đúc cửu đỉnh (tức 9 cái đỉnh) để tượng trưng cho quyền lực của Hoàng đế. Nhiều đồ dùng của Hoàng đế Trung Quốc trong Tử Cấm Thành dùng số 9 để đặt tên như: Cửu Long Bôi (9 cốc rồng), Cửu Đào Hồ (ấm 9 quả đào), Cửu Long Trụ (cột 9 rồng).

Tử Cấm Thành 2

Tử Cấm Thành là nơi cư trú của hàng nghìn người, tại sao lại không có lấy một nhà vệ sinh?

Về việc các Hoàng đế ngày xưa nghĩ gì thì chúng ta không biết, nhưng theo như suy đoán của người đời sau thì lý do được mọi người chấp nhận là Hoàng đế không cho phép những thứ ô uế như vậy tồn tại trong Tử Cấm Thành. Một hoàng cung trang nghiêm như vậy cũng phải có hàng trăm nghìn người sống ở đó, nếu thật sự phải xây nhà vệ sinh vậy thì ít nhất cũng phải xây đến vài chục, thậm chí vài trăm cái, nếu ngày nào đó bị tắc thì cả hoàng cung đều sẽ đầy mùi hôi hám khó chịu, làm sao các Hoàng đế có thể cho phép việc này xảy ra được? Vì vậy chỉ có một nguyên nhân cho việc Cố Cung không có nhà vệ sinh - đó là sợ mùi.

Tử Cấm Thành 4

Vậy thì Hoàng đế, Thái hậu, Phi tần và các thái giám, cung nữ trong cung điện giải quyết vấn đề đi vệ sinh này như thế nào?

Trước đây, vua chúa, Hoàng hậu, hàng nghìn cung nữ, thái giám... trong cung cấm đều giải quyết “nhu cầu” bằng cách sử dụng chậu và thùng vệ sinh. Tuy không có nhà vệ sinh, nhưng chất thải cũng rất có mùi, để mùi hôi không tiêu tán ra ngoài, các thái giám sẽ phủ tro thơm vào bên trong thùng, như vậy chất thải sẽ bị tro thơm phủ lên và cũng không còn mùi hôi nữa, thậm chí còn có mùi thuốc Đông y thoang thoảng. Sau khi “giải quyết” xong, chất thải sẽ được đổ vào thùng và được đem đi xử lý ngay. Tất nhiên, đồ của các “chủ nhân” được thiết kế cầu kỳ hơn, còn đồ của các cung nữ và các thái giám chỉ được làm bằng nguyên liệu sứ thô.

Tử Cấm Thành 3

Vào các ngày 4, 14, 24 hàng tháng chính là thời điểm dọn dẹp trong hoàng cung. Những chất thải trong "cung phòng" sẽ được mang ra bên ngoài hoàng cung để xử lý, mùi hôi khó có thể phát tán. Tuy nhiên, đến thời Hoàng đế Càn Long triều nhà Thanh, vì để thể hiện hiếu đạo với mẫu thân, ông đã cho xây dựng 3 nhà vệ sinh ở trong Thọ Khang Cung.

Dương Huyền