Phát triển Khu kinh tế Mộc Bài theo hướng đô thị, công nghiệp, dịch vụ cửa khẩu xanh

Kim Sáng| 10/08/2022 17:07

Làm sao để Khu kinh tế Mộc Bài phát triển đúng với vị trí, vai trò, tiềm năng, lợi thế, xứng đáng là cửa ngõ, là hình ảnh đối ngoại của quốc gia ở biên giới phía Tây Nam là sự trăn trở của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Tây Ninh.

Ngày 10/8, tỉnh Tây Ninh phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ươngtổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Quan điểm, định hướng giải pháp phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo hướng đô thị - công nghiệp - dịch vụ cửa khẩu xanh, bền vững giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Dự Hội thảo cóỦy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ươngNguyễn Xuân Thắng; thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủMinh Khái cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học...

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy Tây NinhNguyễn Mạnh Hùng cho biết, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài được Chính phủ thành lập từ năm 1998, với quy mô trên 21.000ha, là một trong những khu kinh tế cửa khẩu được Trung ương quan tâm, thành lập sớm nhất trong cả nước và hiện nay tiếp tục được xác định là một trong những khu kinh tế trọng điểm của cả nước trong giai đoạn tới.

Từ những ngày đầu thành lập, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đã mang đến những niềm vui và kỳ vọng tạo sự phát triển đột phá trên quê hương Tây Ninh. Có giai đoạn Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đã thực sự là một điểm nhấn nổi bật, thu hút đầu tư, có nhiều các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu hàng hoá diễn ra sôi động; đã dần thay đổi bộ mặt, đời sống của vùng biên giới còn nhiều khó khăn.

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài chưa đạt được mục tiêu và kỳ vọng đặt ra

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả khách quan, chủ quan dẫn đến sự phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài chưa đạt được mục tiêu và kỳ vọng đặt ra; trong đó tác động lớn nhất là sự thay đổi về cơ chế, chính sách về đầu tư, thương mại khiến cho Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đã dần mất đi động lực phát triển.

“Làm sao để Khu kinh tế Mộc Bài phát triển đúng với vị trí, vai trò, tiềm năng, lợi thế, xứng đáng là cửa ngõ, là hình ảnh đối ngoại của quốc gia ở biên giới phía Tây Nam là sự trăn trở của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Tây Ninh”, ông Hùng nói.  

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài thu hút được 56 dự án đầu tư, trong đó có 20 dự án vốn đầu tư nước ngoài và 36 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 401 triệu USD và 8.600 tỷ đồng. Năm 2015, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài thu ngân sách đạt 149,45 tỷ đồng, năm 2019 tăng lên 380,65 tỷ đồng, đến năm 2021 đạt 246,14 tỷ đồng.

Bên cạnh việc nhận diện những cơ hội, thách thức trong bối cảnh mới để xác định đúng tầm nhìn, định hướng, mô hình phát triển, biện pháp thực hiện hiệu quả, làm cơ sở để điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh mong muốn nhận được nhiếu ý kiến đóng góp trí tuệ, sâu sắc, những kinh nghiệm quý báu từ các nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo các bộ, ngành, các địa phương về những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đột phá phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài qua Hội thảo để Tây Ninh báo cáo Trung ương cho chủ trương, chỉ đạo làm cơ sở xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả.

Hội thảo "Quan điểm, định hướng giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo hướng đô thị - công nghiệp - dịch vụ cửa khẩu xanh, bền vững giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Hội thảo còn là cơ hội đTây Ninh tiếp cận các quan điểm, tư duy mới về định hướng chiến lược phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ cửa khẩu trong giai đoạn mới.

Trước đó, vào tháng 12/2020, Tỉnh uỷ Tây Ninh đã phối hợp với Hội đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Khu kinh tế Mộc Bài - Lựa chọn mô hình và định hướng phát triển”; Hội thảo đã phân tích đánh giá vị trí địa kinh tế, địa chính trị trong lợi thế so sánh, thực trạng phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm trong nước phát triển các khu kinh tế và đề ra định hướng, mô hình phát triển cho Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo hướng đa chức năng: Công nghiệp - đô thị - thương mại - dịch vụ, có khả năng cạnh tranh ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế, lấy công nghiệp hiện đại, đô thị sinh thái làm động lực chính.

Tây Ninh là tỉnh biên giới nằm phía Tây – Bắc của khu vực Đông Nam Bộ, có đường biên giới trên bộ dài thứ hai với nước bạn Campuchia, là hướng kết nối quan trọng của khu vực phía Nam với Campuchia, tiểu vùng sông Mekông mở rộng và các nước ASEAN, đặt biệt là hướng kết nối thuận tiện nhất giữa TPHCM với thủ đô Phnôm-pênh thông qua trục đường Xuyên Á và cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Từ lâu, Mộc Bài từ lâu đã trở thành cửa ngõ, cầu nối trên bộ quan trọng giữa Việt Nam và Campuchia.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Phát triển Khu kinh tế Mộc Bài theo hướng đô thị, công nghiệp, dịch vụ cửa khẩu xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO