Bảo vệ người tiêu dùng

Những vấn đề nào cần hoàn thiện để bảo vệ người tiêu dùng?

Hải Long 23/11/2023 - 15:49

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023. Tại đây, các chuyên gia đã chỉ ra 7 nhóm vấn đề lớn cần tập trung hoàn thiện, nhằm bảo đảm quyền lợi cơ bản cũng như sức khỏe, an toàn và tính mạng của người tiêu dùng.

Chuyên gia pháp lý chỉ ra những nhóm chính sách lớn được tập trung xem xét, hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Nhằm thúc đẩy việc xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh và bền vững ở Việt Nam, ngăn chặn những hành vi kinh doanh nguy hiểm hoặc phi đạo đức, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.

ntd.png
Ảnh minh hoạ

Cụ thể, có 7 nhóm vấn đề lớn cần quan tâm trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm:

Thứ nhất, hàng hóa có khuyết tật và thu hồi hàng hóa có khuyết tật;

Thứ hai, hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

Thứ ba, cơ chế giải quyết tranh chấp; vai trò hỗ trợ của cơ quan nhà nước, vai trò của tổ chức xã hội trong công tác giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh;

Thứ tư, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch có yếu tố đặc thù, có tính mới trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế;

Thứ năm, các loại hình giao dịch, hoạt động, trách nhiệm của các chủ thể, cơ chế kiểm soát, khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể nhằm khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững;

Thứ sáu, quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Thứ bảy, vai trò, trách nhiệm của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế, xã hội trong nước và tác động của hội nhập quốc tế, nhiều nội dung của Luật đã bộc lộ không ít bất cập, như các quy định về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chưa thực sự chặt chẽ, đầy đủ, rõ ràng.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng chưa được quy định đầy đủ, thống nhất; một số trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không còn phù hợp do sự xuất hiện của nhóm người tiêu dùng mới hoặc hành vi tiêu dùng mới.

Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa được quy định phù hợp; Cơ chế tiếp nhận và giải quyết yêu cầu tại cơ quan nhà nước (chủ yếu là cấp huyện) không được thực thi hiệu quả trên thực tế.

Đồng thời, một số quy định chỉ phù hợp với các giao dịch kinh doanh – tiêu dùng có tính “truyền thống” mà chưa tính đến mô hình kinh doanh có yếu tố mới trong điều kiện chuyển đổi số; Chưa có cơ chế khuyến khích toàn xã hội tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức xã hội.

Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện nhưng chưa được bổ sung vào các quy định về các hành vi cấm hoặc nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc thúc đẩy xu hướng sản xuất, tiêu dùng bền vững.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Những vấn đề nào cần hoàn thiện để bảo vệ người tiêu dùng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO