Sự kiện nổi bật
giá xăng
bóng đá
năng lượng tái tạo
lịch nghỉ Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán
AFF cup
Tìm kiếm

Khởi đầu kỷ nguyên kinh tế vĩ mô mới

Nhiều tháng qua, thị trường tài chính đã có những rối loạn và tín hiệu căng thẳng. Trong nền kinh tế thế giới, mỗi thị trường tài chính đều có những yếu tố riêng biệt nhưng tất cả đều đang phải đối mặt với một loạt thách thức chung.

Theo Văn phòng Nghiên cứu Tài chính của Bộ Tài chính Mỹ (OFR), thước đo mức độ căng thẳng trên các thị trường của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ đợt sụt giảm do đại dịch Covid-19 hồi tháng 5/2020. Các điều kiện giao dịch trái phiếu Chính phủ Mỹ, trái phiếu doanh nghiệp ngày càng gặp thách thức. 

Những quan ngại ngày một gia tăng là do một loạt các đợt tăng lãi suất lớn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm kiềm chế lạm phát. Chi phí đi vay cao hơn và lo ngại về suy thoái kinh tế đã dẫn đến việc bán tháo mạnh trên thị trường, đồng thời củng cố đồng USD trong khi nhiều đồng tiền khác gặp bất lợi.

Tại Anh, lãi suất trái phiếu chính phủ đã tăng và giá trị đồng bảng giảm, khiến Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) phải đưa ra các tuyên bố nhằm xoa dịu thị trường. Tại Nhật Bản, lần đầu tiên kể từ năm 1998, chính phủ đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn đà giảm của đồng yen Nhật Bản.

Ảnh minh hoạ 

Đồng thời, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã yêu cầu tăng dự trữ bắt buộc đối với các giao dịch ngoại hối nhằm hạn chế dòng tiền chảy ra. Chiến lược gia Charlie McElligott tại Nomura cho biết vận tốc sụp đổ của mọi thứ trên khắp thế giới rõ ràng là một sự kiện “thiên nga neon” (Thiên nga đen).

Giới đầu tư thường sẽ dự đoán xu hướng tương lai dựa vào lịch sử giá trong quá khứ. Tuy nhiên, vẫn có những sự kiện khi xuất hiện sẽ làm thị trường biến động mạnh mẽ khiến các nhà đầu tư không thể lường trước được điều gì. Sự kiện này sẽ làm chao đảo mọi thứ, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước và đây được gọi là hiện tượng “thiên nga đen”.

Các đợt biến động tiêu cực đang diễn ra ở mức độ lớn khiến các nhà đầu tư cho rằng đây là những dấu hiệu bình thường của thị trường gấu và một cuộc suy thoái sắp tới. Tuy nhiên, theo chuyên gia tại The Economist, các sự kiện đó đang đánh dấu sự xuất hiện của một chế độ mới trong nền kinh tế thế giới - một sự thay đổi dựa trên sự trỗi dậy của chủ nghĩa Keynes (cần có sự can thiệp của chính phủ để ổn định nền kinh tế). 

Kỷ nguyên mới này hứa hẹn các nền kinh tế giàu có có thể thoát khỏi bẫy tăng trưởng thấp từ sau năm 2010 và giải quyết các vấn đề lớn như già hóa và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nó cũng mang đến những nguy hiểm cấp tính, từ hỗn loạn tài chính đến sự sụp đổ của các Ngân hàng Trung ương và chi tiêu công mất kiểm soát. 

Đối với nhà đầu tư đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát, năm 2022 là một năm không mấy tốt đẹp. Tính theo đồng USD, cổ phiếu toàn cầu đã giảm 25% trong năm nay, mức thấp nhất kể từ những năm 1980. 

Các chuyên gia cho rằng, trật tự thế giới đang không hoạt động khi toàn cầu hóa đi vào thoái trào và hệ thống năng lượng bị rạn nứt sau cuộc ảnh hưởng của các cuộc xung đột địa chính trị. Tất cả diễn biến này đánh dấu sự kết thúc cho thời đại kinh tế yên bình từ những năm 2010. 

Bởi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, hoạt động của các nền kinh tế phát triển đã tạo nên giả định một mô hình yếu ớt. Vào những thời điểm đó, tăng trưởng kinh tế chậm chạp và lạm phát duy trì ở mức thấp. Các Ngân hàng Trung ương đã giữ lãi suất ở mức thấp nhất và mua khối lượng trái phiếu khổng lồ bất cứ khi nào nền kinh tế có dấu hiệu rối ren và mở rộng phạm vi tiếp cận sâu hơn nữa vào nền kinh tế. 

Năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch đã góp phần dẫn đến tình trạng lạm phát cao như ngày nay. Các chính phủ thực hiện nhiều gói kích thích và cứu trợ mạnh mẽ, mô hình nhu cầu từ tiêu dùng thay đổi và chuỗi cung ứng trở nên rối loạn bởi các biện pháp phong tỏa.

Một sự thay đổi lớn so với những năm 2010 là sự gia tăng cơ cấu trong chi tiêu và đầu tư của chính phủ đang diễn ra. Những công dân lớn tuổi sẽ cần được chăm sóc sức khỏe nhiều hơn.  

Ảnh minh hoạ 

Biến đổi khí hậu và nhiệm vụ đảm bảo an ninh sẽ thúc đẩy đầu tư của chính phủ các nước vào năng lượng, từ cơ sở hạ tầng tái tạo đến các cơ sở khí đốt. Và căng thẳng địa chính trị đang khiến các chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho chính sách công nghiệp. 

Tuy nhiên, ngay cả khi đầu tư tăng, nhân khẩu học sẽ đè nặng hơn bao giờ hết lên các nền kinh tế giàu có. Khi dân số già đi, họ tiết kiệm nhiều hơn, số tiền tiết kiệm dư thừa này sẽ tiếp tục tác động làm giảm lãi suất thực cơ bản. 

Do đó, xu hướng cơ bản trong những năm 2020 - 2030 là chính phủ sẽ chi tiêu lớn hơn nhưng lãi suất thực tế vẫn thấp. Trong thế giới mới với chi tiêu chính phủ cao, lạm phát cao hơn một chút sẽ có lợi thế. 

Trong ngắn hạn, điều đó có nghĩa là một cuộc suy thoái ít nghiêm trọng hơn hoặc không có suy thoái. Về lâu dài, điều đó có nghĩa là các Ngân hàng Trung ương có nhiều cơ hội hơn để cắt giảm lãi suất trong thời kỳ suy thoái, giảm nhu cầu mua trái phiếu và cứu trợ bất cứ khi nào có sai lệch.

PV

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

Bài viết cùng chuyên mục

Sức hút của những đô thị sôi động bên sông

Bên những dòng sông trong lành yên ả, những tuyến phố sôi động luôn được ví như “trái tim” chứa đựng linh hồn của nhịp sống hiện đại, hội tụ những giá trị đắt giá của cả quá trình phát triển đô thị phồn vinh.

Saigontourist Group phấn đấu đón khoảng 1,7 triệu lượt khách trong năm 2023

Ngày 21/3, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) tổ chức hội nghị tổng kết năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đến dự và trao thưởng cho các tập thể, cá ...

Hội thảo Kinh tế Việt Nam 2023: Đối diện và vượt bão

Trong tháng 4/2023, hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2023: Đối diện và vượt bão” sẽ diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình được tổ chức bởi Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI, Tổ chức đào tạo chất lượng cao PBS và ...

Gần 36.600 tỷ đồng được huy động qua kênh trái phiếu Chính phủ

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, tháng 2/2023, HNX đã tổ chức 12 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành với khối lượng trúng thầu đạt 36.595 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ trúng ...

Thành lập 5 tổ công tác tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 235/QĐ-TTg ngày 14/3/2023 thành lập các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan ...

Bước chiến lược biến đại đô thị trở thành điểm phải đến trên bản đồ du lịch Phú Quốc

Đưa đại đô thị đáng sống hàng đầu đảo Ngọc, Meyhomes Capital Phú Quốc trở thành điểm phải đến trên bản đồ du lịch khu vực là bước phát triển thứ hai đầy mạnh mẽ thể hiện tầm nhìn chiến lược bền vững của Meyland.

Quy định mới về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Ngày 5/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong ...

Tồn kho bất động sản tiếp tục tăng cao

DKRA Group dự báo lượng tồn kho bất động sản được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng và khó có những đột biến trong ngắn hạn.

Vì sao giá ô tô ở Việt Nam cao hơn Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản?

Giá xe Việt Nam gấp gần hai lần Thái Lan, Indonesia và cao hơn Mỹ, Nhật Bản, theo Bộ Công Thương, chủ yếu do thuế phí.

Hội doanh nhân trẻ Đồng Nai áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh

Năm 2023 sẽ còn nhiều thách thức khó lường, thị trường tiếp tục có những biến đổi. Trong bối cảnh đó, công tác áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh và xúc tiến thương mại được xác định là một ...