Trên Internet, có rất nhiều rủi ro khiến dữ liệu của bạn gặp nguy hiểm, như bị đánh cắp hoặc theo dõi. Bạn không nên lơ là việc bảo vệ thông tin của chính mình. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ dữ liệu của bản thân an toàn khi trực tuyến?
Ngày nay, tin tặc có thể dễ dàng xâm nhập, đánh cắp dữ liệu của bạn khi bạn trực tuyến. Bảo vệ dữ liệu cá nhân không bao giờ là thừa, bạn có thể tham khảo những mẹo sau đây:
1. Quản lý mật khẩu bằng phần mềm
Thường thì chúng ta không thể nhớ quá nhiều mật khẩu. Vì vậy, người dùng Internet thường sử dụng lại cùng một mật khẩu trên các trang web khác nhau. Bạn hãy nhớ rằng đây là một hành vi cực kỳ không tốt đối với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bởi vì một khi tin tặc xâm nhập được vào một trang web và dữ liệu về địa chỉ email cùng mật khẩu của bạn, họ có thể sẽ sử dụng chính mật khẩu đó để đăng nhập vào các trang web khác của bạn.
Hãy tưởng tượng, sẽ nguy hiểm thế nào nếu bạn sử dụng cùng một mật khẩu để đăng nhập vào Facebook, Google, Twitter và các tài khoản ngân hàng trực tuyến?
Giải pháp được đưa ra là sử dụng trình quản lý mật khẩu cho phép bạn tăng cường khả năng bảo mật cho mật khẩu của bạn, mã hóa chúng và lưu trữ chúng ở một nơi an toàn trên ổ cứng. Hai trình quản lý mật khẩu phổ biến là 1Password , Dashlane et LastPass.
2. Sử dụng xác thực hai yếu tố bất cứ khi nào có thể
Một cách khác để bảo vệ tài khoản của bạn là đảm bảo rằng ngay cả khi ai đó lấy được mật khẩu của bạn, họ vẫn không thể đăng nhập được.
Để làm điều này, bạn có thể sử dụng giải pháp hai yếu tố xác thực. Đây là một trong những tính năng được cung cấp bởi một số lượng lớn các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến. Theo đó, để truy cập được vào tài khoản, ngoài mật khẩu, bạn sẽ cần thêm một yếu tố xác thực khác.
Yếu tố xác thực thứ hai thường là gửi SMS hoặc mã qua e-mail.
3. Mã hóa nội dung ổ đĩa
Bảo vệ dữ liệu của bạn cũng có nghĩa là người khác không thể truy cập được trong trường hợp bị máy tính, điện thoại của bạn mất hoặc bị đánh cắp. Tài khoản người dùng có mật khẩu và xác thực hai yếu tố là không đủ. Giải pháp khác là sử dụng mã hóa.
Bạn có thể sử dụng tính năng bảo vệ toàn bộ ổ đĩa bằng Bitlocker hoặc các mã hóa riêng lẻ của tệp hoặc thư mục bằng EFS (Hệ thống tệp mã hóa). Ngoài ra còn có VeraCrypt giúp bảo vệ các thư mục trên ổ cứng hoặc nội dung của ổ cứng ngoài.
4. Che webcam trên máy tính lại
Tin tặc có thể lợi dụng virus và mã độc để xâm nhập webcam bởi hầu hết các máy tính hiện nay đều được trang bị camera. Vì vậy, để bảo vệ chính mình, hãy sử dụng phần mềm diệt virus, tránh truy cập vào các trang web không rõ nguồn gốc.
Ngoài những biện pháp quen thuộc trên, bạn có thể trực tiếp “che mắt” camera của máy tính bằng một miếng dán.
5. Mã hóa các cuộc gọi điện thoại và tin nhắn văn bản của bạn
Các dịch vụ viễn thông do các công ty cung cấp không an toàn và có thể dễ dàng bị theo dõi bằng các thiết bị tương đối rẻ tiền khác. Điều này có nghĩa là các tổ chức, tội phạm và tin tặc có thể nghe lén các cuộc gọi và đọc tin nhắn của bạn.
Bạn có thể sử dụng một số ứng dụng cung cấp dịch vụ mã hóa đầu cuối (end-to-end) như ứng dụng nhắn tin WhatsApp, Signal, Wickr Me, Viber Messenger,…