Tài chính

Điều chỉnh giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân được không?

Vân Anh 09/10/2023 - 11:43

Theo Bộ Tài chính, mức giảm trừ cho người nộp thuế hiện nay (11 triệu đồng tháng) cao hơn mức thu nhập bình quân của nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất, đồng thời cao hơn so với mức phổ biến mà các nước đang áp dụng từ 0,5 đến 1 lần...

Bộ Tài chính vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thái Bình do Ban Dân nguyện chuyển tới tại công văn số 907/BDN ngày 01/8/2023. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân.

Về vấn đề này Bộ Tài chính cho biết theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành, khi thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công, cá nhân được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định... số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế TNCN.

thuthunhapcannhan.png
Ảnhh minh họa

Quy định về giảm trừ trước khi tính thuế được đặt ra để đảm bảo nguyên tắc cá nhân cần phải có một mức thu nhập nhất định nhằm đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như: ăn, ở, đi lại, học tập, khám chữa bệnh....

Sau khi trừ chi phí nêu trên, cá nhân có thu nhập trên ngưỡng này mới bắt đầu phải nộp thuế TNCN. Việc áp dụng các khoản giảm trừ còn huớng tới mục tiêu loại trừ các đối tượng có thu nhập thấp ra khỏi diện phải nộp thuế TNCN. Mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế, người phụ thuộc của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế TNCN là mức cụ thể theo mặt bằng chung của xã hội, không phân biệt người có thu nhập cao hay thấp, với nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Trường hợp cá nhân có khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo, thi Luật Thuế TNCN đã có quy định giảm thuế cho các trường hợp này. Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh cụ thể cần được nghiên cứu, tính toán một cách kỹ lưỡng, đảm bảo cao hơn GDP bình quân đầu người, tiền lương tối thiểu vùng, mức chi tiêu bình quân đầu người trong một giai đoạn nhất định.

Quá trình thực hiện Luật Thuế TNCN cho đến nay, nội dung quy định về mức giảm trừ gia cảnh cũng luôn được nghiên cứu, điều chỉnh để phù hợp với tỉnh hình thực tiễn, cụ thể:

- Luật Thuế TNCN (áp dụng từ 01/01/2009) quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đổi với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/ tháng.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN số 26/2012/QH13 (áp dụng từ 01/7/2013) quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. Đồng thời bổ sung quy định: Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với biển động của giá cả để áp dụng cho kỹ tỉnh thuế tiếp theo.

- Ngày 02/6 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 954 2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN (áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020). Theo đó, nâng mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng tháng. Việc điều chỉnh năng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN đã góp phần giảm bớt nghĩa vụ cho người nộp thuế, số thuế phải nộp sẽ được giam cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN.

Với mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế hiện nay là 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng tháng thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở mức đến 17 triệu đồng tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay mức đến 22 triệu đồng tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) sau khi trả các khoản bảo hiểm xã hội, bao hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... thì chưa phải nộp thuế TNCN.

Theo Báo cáo khảo sát mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố tháng 4/2023, thu nhập bình quân đầu người tháng của Việt Nam trong năm 2022 (theo giá hiện hành) là 4,67 triệu đồng và nhóm hộ có thu nhập cao nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất - nhóm 5) có thu nhập bình quân là 10,23 triệu đồng tháng người.

Theo đó, mức giảm trừ cho người nộp thuế hiện nay (11 triệu đồng tháng ) là bằng hơn 2,4 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người (cao hơn nhiều so với mức phổ biến mà các nước đang áp dụng từ 0,5 đến 1 lần); đồng thời cũng cao hơn mức thu nhập bình quân của nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất. Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc (4,4 triệu đồng/tháng) cũng tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người theo kết quả khảo sát nêu trên và cơ bản cao hơn mức lương tối thiểu vùng hiện nay (Vùng I là 4,68 triệu đồng tháng, Vùng II là 4,16 triệu đồng thẳng, Vùng III là 3,64 triệu đồng /tháng, Vùng IV là 3,25 triệu đồng tháng). Có thể thấy, mức giảm trừ gia cảnh nêu trên là phù hợp với mức thu nhập của đại đa số người lao động trong giai đoạn hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Điều chỉnh giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân được không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO