Kinh doanh

Đề xuất thực hiện Hiệp định RCEP với Myanmar và Philippines

B.D 08/07/2023 23:00

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) giai đoạn 2022-2027.

rcep1-16887201611741769996918.png
Ảnh minh họa

Bộ Tài chính cho biết, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các nước đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020. Ngày 06/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP phê duyệt Hiệp định RCEP. 

Nhằm triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hiệp định RCEP, ngày 30/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2022/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022-2027. Nghị định áp dụng đối với các nước ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan (trừ Myanmar và Philippines) và các nước đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand). Đến nay, Hiệp định RCEP đã có hiệu lực với Myanmar và Philippines.

Ngày 14/01/2023, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1218/VPCPQHQT về việc triển khai kết quả Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế hẹp lần thứ 29 trong đó ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ như sau: "Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan triển khai các thủ tục cần thiết theo quy định để thực hiện Hiệp định RCEP với Myanmar và Philippines."

Do vậy, Bộ Tài chính xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022-2027 để bổ sung quy định áp dụng đối với Myanmar và Philippines.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo tại đây

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất thực hiện Hiệp định RCEP với Myanmar và Philippines
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO